- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 13: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1
Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu.
a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc.
b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
c. Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.
d. Trước nhà, bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn để tìm trạng ngữ.
Gợi ý các dấu hiệu: đứng đầu câu, ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy.
Cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu: thời gian, nơi chốn, mục đích.
Lời giải chi tiết:
a. Mùa xuân => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian
b. Dưới chân đê => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn
c. Tháng Ba => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian
d. Trước nhà => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn
Câu 2
Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các câu ở bài tập 1 và đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Khi nào các loài hoa đua nhau khoe sắc?
b. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?
c. Bao giờ hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc?
d. Bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp ở đâu?
Ghi nhớ
- Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ?
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi Ở đâu?.
Câu 3
Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
Ở góc vườn, bà tôi trồng một cây cam. Tháng Chạp, cam chín vàng tươi. Những quả cam tròn, mọng nước, trông thật đẹp mắt. Vào ngày Tết, bà thường cắt cam bày lên bàn thờ tổ tiên. Khắp gian phòng, hương cam thoang thoảng nhẹ bay.
(Theo Bảo Khánh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, tìm các trạng ngữ và phân loại phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trạng ngữ chỉ thời gian: Tháng Chạp, Vào ngày Tết.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ở góc vườn, Khắp gian phòng.
Câu 4
Tìm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn thay cho ô vuông trong mỗi câu dưới đây:
a. ?, bầy chim hót líu lo.
b. ?, hoa phượng nở đỏ rực.
c. ?, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Trên cành cây, bầy chim hót líu lo.
b. Vào mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực.
c. Trên bến tàu, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi.
Câu 5
Cùng bạn hỏi – đáp về thời gian và nơi chốn.
Mẫu:
- Khi nào trường mình được nghỉ hè?
- Cuối tháng Năm, trường mình được nghỉ hè.
Phương pháp giải:
Em cùng bạn hỏi – đáp về thời gian và nơi chốn.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
- Khi nào chúng ta thi kết thúc năm học?
- Vào giữa tháng Năm, chúng ta sẽ thi kết thúc năm học.
- Bồn hoa lớp chúng ta trồng ở đâu?
- Trước dãy nhà C, lớp chúng ta đã trồng một bồn hoa.
- Bao giờ lớp mình đi cắm trại?
- Cuối tuần này, lớp mình sẽ đi cắm trại.