- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- VBT Tiếng Việt Lớp 3 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 1
-
TUẦN 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 2: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 3: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 5: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 6: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 7: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 8: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 10: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 11: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 12: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 13: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 14: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 15: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 16: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 17: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
- 3. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 5
- 4. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 6, 7
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2
-
TUẦN 19: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 20: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 21: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 22: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 23: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 24: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 25: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 28: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 29: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 30: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 32: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 33: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 27: Nói và nghe: Môi trường của chúng ta
- 3. Bài 27: Nghe - viết: Em nghĩ về Trái Đất
- 4. Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất
- 5. Bài 28: Đọc mở rộng
- 6. Bài 28: Luyện tập
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 28: Những điều nhỏ bé tớ làm cho Trái Đất
-
TUẦN 34: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 35: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 16: A lô, tớ đây trang 66, 67 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Trao đổi với bạn về những lợi ích của điện thoại.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Điện thoại có những lợi ích như:
- Giúp chúng ta có thể kết nối, giao lưu, trò chuyện với mọi người mà không cần gặp mặt.
- Giúp chúng ta cập nhật những tin tức mới nhất về mọi lĩnh vực.
- Hỗ trợ tìm kiếm thông tin, tri thức trong học tập.
Bài đọc
A LÔ, TỚ ĐÂY
Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”. Tôi đập tay nó sung sướng. Đi học về, tôi vội vàng cất cặp và xin phép bố mẹ cho nghe điện thoại. Bố gật gù, còn mẹ thì nháy mắt ra hiệu đồng ý.
Điện thoại reo, cứ như là trái tim tôi đang cất tiếng hát. Tôi khoái chí cầm máy.
- A lô... Minh hả? – An gào lên trong máy.
- Tớ đây. – Tôi cũng gào lên.
- Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ. – An cười to.
- Hơn là cái chắc. – Tôi cũng cười to không kém.
- Đến lượt cậu gọi lại cho tớ nhé. – An hét lên rồi tắt máy. Tôi ôm bụng cười. Bố tủm tỉm: “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.
Tôi nhấc máy gọi lại cho An.
- A lô. – Tôi rón rén.
- A lô, bố tớ bảo chúng mình nói cho cả thành phố nghe thấy. – An thì thèo.
- Thế cậu nói nhỏ hơn tớ đấy. Bố tớ bảo tớ nói cho cả thế giới nghe thấy cơ.
An cười rúc rích. Chúng tôi lại thì thào, nhưng vì nói nhỏ quá nên cứ phải nói đi nói lại.
Hóa ra nói chuyện điện thoại cũng mệt thật.
(Bùi Tuệ Minh)
Từ ngữ:
- Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng.
- Khoái chí: thích thú vì được như ý.
- Là cái chắc: khẳng định điều gì đó đúng.
- Rón rén: cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây tiếng động.
- Cười rúc rích: cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú.
Câu 1
Giờ ra chơi, điều gì khiến Minh rất vui?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Minh vui vì An đã được bố mẹ cho phép gọi điện thoại và hẹn đi học về sẽ gọi điện cho mình.
Câu 2
Lần đầu tiên An gọi điện cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Hai bạn đều rất khoái chí, nói chuyện to và cười thích thú.
Câu 3
Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện có gì khác lần một?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện thì thầm, nói quá nhỏ nên phải nói đi nói lại nhiều lần.
Câu 4
Đóng vai hai bạn trong câu chuyện để nói chuyện điện thoại với nhau bằng giọng phù hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn hội thoại của hai bạn và tự liên hệ bản thân để nhập vai.
Lời giải chi tiết:
Cuộc hội thoại sử dụng tông giộng vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, thái độ vui vẻ, thích thú.
- A lô... Minh hả? – An nhẹ nhàng nói trong máy.
- Tớ đây. – Tôi vui vẻ đáp.
- Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ. – An cười khúc khích.
- Hơn là cái chắc. – Tôi cũng khúc khích cười theo.
Nội dung
Bài đọc là cuộc trò chuyện qua điện thoại đầu tiên của hai bạn nhỏ. Hai bạn rất vui và thích thú. |