- Trang chủ
- Lớp 9
- Lịch sử và Địa lí Lớp 9
- SGK Lịch sử và Địa lí Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Phần Địa lý Chân trời sáng tạo
- Chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ
-
Phần Lịch sử
-
Chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945
- 1. Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
- 2. Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
- 3. Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến 1945
- 4. Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- 1. Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
- 2. Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
- 3. Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
- 4. Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
-
Chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945
- 1. Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918-1930
- 2. Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- 3. Bài 7.Phong trào cách mạng việt nam thời kì 1930-1939
- 4. Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
- 1. Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930
- 2. Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
- 3. Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
- 4. Bài 8: Cách mạng tháng tám năm 1945
-
Chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991
- 1. Bài 9: Chiến tranh lạnh(1947-1989)
- 2. Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm
- 3. Bài 11. Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
- 4. Bài 12. Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
- 1. Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
- 2. Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
- 3. Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
- 4. Bài 12: Mỹ La - tinh từ năm 1945 đến năm 1991
- 5. Bài 13: Một số nước ở Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
-
Chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991
- 1. Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- 2. Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950
- 3. Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược gai đoạn 1951-1954
- 4. Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965
- 5. Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
- 6. Bài 18: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965
- 1. Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1956)
- 2. Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
- 3. Bài 16: Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
- 4. Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
- 5. Bài 18: Việt Nam những năm 1965 đến năm 1975
- 6. Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
-
Chương 5: Thế giới từ năm 1991 đến nay
-
Chương 7: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
-
-
Phần Địa lý
-
Chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ
- 1. Bài 11: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- 2. Bài 12: Vùng Đồng bằng Sông Hồng
- 3. Bài 13:Thực hành:Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- 4. Bài 14: Bắc Trung Bộ
- 5. Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ
- 6. Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
- 7. Bài 17: Vùng Tây Nguyên
- 8. Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ
- 9. Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- 10. Bài 20: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- 11. Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long
- 12. Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo
- 1. Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- 2. Bài 10: Vùng đồng bằng sông Hồng
- 3. Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- 4. Bài 12: Bắc Trung Bộ
- 5. Bài 13: Duyên Hải Nam Trung Bộ
- 6. Bài 14: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận
- 7. Bài 15: Vùng Tây Nguyên
- 8. Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ
- 9. Bài 17: Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- 10. Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- 11. Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
- 12. Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo
- 1. Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- 2. Bài 10. Thực hành: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- 3. Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng
- 4. Bài 12. Thực hành: Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- 5. Bài 13. Bắc Trung Bộ
- 6. Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ
- 7. Bài 15. Duyên hải Nam Trung Bộ
- 8. Bài 16. Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận
- 9. Bài 17. Vùng Tây Nguyên
- 10. Bài 18. Thực hành: Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
- 11. Bài 19. Vùng Đông Nam Bộ
- 12. Bài 20. Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- 13. Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- 14. Bài 22. Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long
- 15. Bài 23. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
-
Chương 1: Địa lí dân cư Việt Nam
-
Chương 2: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam
-
Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại
-
Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
-
Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
-
Bài 18. Thực hành: Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên SGK lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Trình bày vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Chỉ ra thực trạng vấn đề môi trường
- Chỉ ra giải pháp vấn đề môi trường
Lời giải chi tiết
1. Thực trạng vấn đề môi trường
Tây Nguyên là vùng đất có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng. Thời gian qua, cùng với nạn khai thác trái phép, việc cấp phép và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực này còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, gây thất thoát tài nguyên và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, làm biến dạng địa hình đặc thù của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng... gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để. Tính đến năm 2012, diện tích đất đai sử dụng cho hoạt động khoáng sản trong vùng khoảng gần 2.000 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên toàn vùng, giá trị đóng góp vào GDP của 5 tỉnh xấp xỉ 1%.
Nhưng do buông lỏng quản lý, tình trạng khai thác tràn lan vàng sa khoáng, cát, đá chẻ... theo kiểu “quặng tặc” đã trở thành vấn nạn, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và ổn định xã hội ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Nghiêm trọng nhất là việc khai thác các loại khoáng sản trái phép còn diễn ra ở những cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đơn cử như khu vực Vườn Quốc gia Bi Đúp - Núi Bà, Khu danh lam thắng cảnh Thung lũng Tình Yêu (Lâm Đồng) trở thành các điểm nóng đào đãi thiếc trái phép. Còn tỉnh Kon Tum chuyển 1.668 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Rây sang rừng sản xuất để khai thác mỏ wolfram... Các vùng mỏ quặng bô-xít nằm ở các vùng phòng hộ đầu nguồn của nhiều sông suối và các khu vực đa dạng sinh học, nên sẽ có những tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất, hệ sinh thái rừng đầu nguồn; vấn đề cân bằng nước, quặng thải, nước thải, ổn định xã hội không những ở vùng Tây Nguyên mà cả vùng hạ lưu các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ.
2. Giải pháp giải quyết vấn đề môi trường
- Cần có lộ trình nâng cao năng lực quản lý cho địa phương, từng bước thực hiện phân quyền cấp phép và quản lý hoạt động khoáng sản cho địa phương (trừ các mỏ khoáng sản chiến lược và phân bố liên tỉnh) ở Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung.
- Phải thực hiện định giá tài nguyên và tổ chức đấu thầu khai thác khoáng sản. Việc đấu giá thăm dò - khai thác khoáng sản cần phải chuẩn bị đủ điều kiện về định giá tài nguyên và cơ chế quản lý. Hạn chế tối đa (hoặc bỏ hẳn) việc phân cấp và cấp giấy phép khai thác khoáng sản tràn lan ở cấp tỉnh.
- Vùng Tây Nguyên nói chung và các tỉnh trong vùng cần được nhanh chóng xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển từng loại khoáng sản đảm bảo tính đồng bộ từ khâu thăm dò, khai thác đến chế biến phù hợp với nhu cầu nền kinh tế và chấm dứt xuất khẩu sản phẩm thô. Đồng thời công khai hóa việc trích nguồn thu từ hoạt động khoáng sản và sử dụng nguồn thu này hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhân dân vùng có khoáng sản khai thác. Các Sở Tài nguyên và Môi trường 5 tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên cũng đã kiến nghị cần đầu tư thăm dò chi tiết, khoanh định diện tích phân bố, đánh giá trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản. Qua đó sẽ giúp cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng địa phương sâu sát và hiệu quả hơn, sẽ xử lý triệt để tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép...
- Chỉ nên khai thác khoáng sản khi đã hội tụ đủ điều kiện về tiếp cận công nghệ, trình độ kỹ thuật, quản lý và xử lý kiểm soát được các vấn đề về môi trường. Đặc biệt là Chương trình bô-xít Tây Nguyên cần phải đánh giá lại toàn bộ các khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của việc khai thác thời gian vừa qua. Qua đó xây dựng định hướng và chính sách tiếp theo đối với bô-xít ở Tây Nguyên để khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững.