- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 19: Đi hội chùa Hương trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết.
Phương pháp giải:
Em giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết.
Gợi ý:
- Đó là lễ hội gì?
- Diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
- Trong lễ hội có các hoạt động nào?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.
Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.
Nội dung bài đọc
Bài đọc nói đến khung cảnh đi hội chùa Hương. Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương rất nên thơ, người đi hội rất đông vui và thân thiện. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước. Người Việt đi chùa không chỉ để đi lễ Phật, cầu may,….. mà còn là để đi thăm đất nước, thể hiện tình yêu với đất nước. |
Bài đọc
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mời. Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê. Động Chùa Tiên, Chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngân khúc hát. | Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ. Dù không ai đợi chờ Cũng thấy lòng bổi hổi. Lẫn trong làn sương khói Một mùi thơm cứ vương. Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi Chùa Hương. Người đi thăm đất nước Người về trong yêu thương. (Theo Chu Huy) |
Từ ngữ
- Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.
- Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
- Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Câu 1
1. Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về?
Phương pháp giải:
Em đọc ba câu thơ sau của khổ thơ thứ nhất của bài thơ để tìm câu trả lời.
“Mùa xuân về trẩy hội.
Rừng mơ thay áo mới
Xúng xính hoa đón mời.”
Lời giải chi tiết:
Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi khi mùa xuân về: Rừng mơ thay áo mới, xúng xính hoa đón mời.
Câu 2
2. Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện?
Phương pháp giải:
Em đọc dòng thơ đầu tiên của khổ thơ thứ 1 và cả khổ thơ thứ 2 để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện: Nườm nượp người, xe đi; Nơi núi cũ xa vời bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở, hoá ra người cùng quê.
Câu 3
3. Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ tư và khổ thơ cuối của bài đọc để tìm câu trả lời.
“Bước mỗi bước say mê
Như giữa trang cổ tích.
Đất nước mình thanh lịch
Nên núi rừng cũng thơ.
Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương.
Người đi thăm đất nước
Người về trong yêu thương.”
Lời giải chi tiết:
Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ:
- Đất nước mình thanh lịch
Nên núi rừng cũng thơ.
- Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương.
Người đi thăm đất nước
Người về trong yêu thương.
Câu 4
4. Theo em, ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối, suy nghĩ về nội dung khổ thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, ở khổ thơ cuối tác giả muốn nói người Việt đi chùa không chỉ để đi lễ Phật, cầu may,….. mà còn là để đi thăm đất nước, thể hiện tình yêu với đất nước.
* Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Nội dung
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở hội Chùa Hương. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào đối với vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết: