- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Tuần 19: Bốn mùa nở rộ
-
Tiếng Việt 3 tập 1
-
Tuần 1: Vào năm học mới
-
Tuần 2: Vào năm học mới
-
Tuần 3: Mái trường mến yêu
-
Tuần 4: Mái trường mến yêu
-
Tuần 5: Những búp măng non
-
Tuần 6: Những búp măng non
-
Tuần 7: Em là đội viên
-
Tuần 8: Em là đội viên
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 11: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 12: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 13: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 14: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 15: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 16: Mái ấm gia đình
-
Tuần 17: Mái ấm gia đình
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 3 tập 2
-
Tuần 19: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 20: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 21: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 22: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 23: Niềm vui thể thao
-
Tuần 24: Niềm vui thể thao
-
Tuần 25: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 26: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 29: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 30: Đất nước mến yêu
-
Tuần 31: Đất nước mến yêu
-
Tuần 32: Một mái nhà chung
- 1. Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
- 2. Bài 1: Ôn chữ hoa Q, V
- 3. Bài 1: Mở rộng vốn từ Môi trường
- 4. Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
- 5. Bài 2: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình
- 6. Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện
-
Tuần 33: Một mái nhà chung
-
Tuần 34: Một mái nhà chung
-
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
-
Bài 2: Đua ghe ngo trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Nội dung
Bài đọc miêu tả một cuộc đua ghe ngo. Tinh thần thể thao của những vận động viên và sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả khiến cuộc đua diễn ra vô cùng náo nhiệt, sôi động. |
Phần I
Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc. |
Phương pháp giải:
Em quan sát bức tranh và chia sẻ với bạn:
- Bức tranh vẽ về lễ hội gì?
- Mọi người trong bức tranh đang làm gì?
Lời giải chi tiết:
Bức tranh đang vẽ một lễ hội đua thuyền. Mọi người trong tranh đang cố hết sức chèo thuyền để tranh đua với nhau.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi
Đua ghe ngo
Vào rằm tháng Mười âm lịch, người Khmer ở Nam Bộ tổ chức đua ghe ngo. Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phong la,... rộn rã.
Một hồi Còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát Theo nhịp lệnh của người chỉ huy, các thành viên đội đua đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích. Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò cùng náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích.
Hội đua ghe kết thúc trong cảnh trao giải và lễ bế mạc tưng bừng. Đội trưởng các đội xiết chặt tay nhau, hẹn gặp lại ở cuộc đua năm sau.
Lê Hải
(:)
• Ghe ngo: thuyền đua truyền thống của người Khmer
• Rằm: ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch.
• Âm lịch: lịch tính thời gian theo sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
• Khmer (Khơ-me): một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam.
• Phòng la: nhạc cụ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói.
• Bứt phá: vượt hẳn lên, cách xa so với mức thông thường.
Câu 1
Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên để biết hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào.
Lời giải chi tiết:
Hội đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch.
Câu 2
Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.
Lời giải chi tiết:
Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phong la,... rộn rã.
Câu 3
Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và tìm những từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua: đồng loạt, mạnh mẽ, bứt phá về đích.
Câu 4
Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua? |
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối bài và suy nghĩ trả lời theo ý kiến riêng của em.
Lời giải chi tiết:
Em thấy rằng các đội đua chia tay trong sự luyến tiếc, qua cuộc chơi giúp cho họ thêm gần nhau và đoàn kết hơn.
Câu 5
Nói 1- 2 câu về lễ hội em biết. |
Phương pháp giải:
Em hãy nói về môn học mình yêu thích theo những gợi ý sau:
- Tên lễ hội đó là gì, được tổ chức khi nào?
- Mọi người làm gì trong lễ hội đó?
Lời giải chi tiết:
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em, dưới sông năm con thuyền với các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo tiến về đích.