- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- VBT Tiếng Việt Lớp 3 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 32: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 1
-
TUẦN 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 2: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 3: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 5: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 6: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 7: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 8: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 10: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 11: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 12: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 13: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 14: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 15: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 16: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 17: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
- 3. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 5
- 4. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 6, 7
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2
-
TUẦN 19: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 20: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 21: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 22: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 23: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 24: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 25: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 28: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 29: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 30: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 32: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 33: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 27: Nói và nghe: Môi trường của chúng ta
- 3. Bài 27: Nghe - viết: Em nghĩ về Trái Đất
- 4. Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất
- 5. Bài 28: Đọc mở rộng
- 6. Bài 28: Luyện tập
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 28: Những điều nhỏ bé tớ làm cho Trái Đất
-
TUẦN 34: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 35: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật dưới đây:
Phương pháp giải:
Em quan sát các đồ vật và trao đổi cùng các bạn.
Lời giải chi tiết:
- Máy tính: tìm kiếm thông tin, giải trí,...
- Máy giặt: giặt quần áo.
- Nồi cơm điện: nấu cơm.
Bài đọc
RÔ-BỐT Ở QUANH TA
Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ nguy hiểm. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,...
Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,... Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
(Theo Ngọc Thủy)
Từ ngữ:
- Viễn tưởng: tưởng tượng về những điều có trong tương lai xa xôi.
- Cứu nạn: cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
- Vũ trụ: khoảng không gian mênh mông chứa các thiên hà.
- Dự báo: báo trước những điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Câu 1
Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật người máy xuất hiện lần đầu tiên trong một vở kịch viễn tưởng năm 1920.
Câu 2
Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ văn bản để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch khiến con người suy nghĩ rằng: “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật.
Câu 3
Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,...
- Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,...
Câu 4
Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?
Phương pháp giải:
Em dựa vào văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì rô-bốt làm được tất cả những công việc mà con người có thể làm, rô-bốt làm không biết mệt, không sợ nguy hiểm và hiệu suất công việc cao.
Câu 5
Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả.
- Em mong muốn có một con rô-bốt thông mình có thể cùng em học tập, vui chơi.
Nội dung
Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,… |