- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- Tiếng Việt Lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Tuần 24: Việt Nam quê hương em
-
Tiếng Việt 4 tập 1
-
Tuần 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 2: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 3: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 4: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 5: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 6: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 7: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 8: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Những người tài trí
-
Tuần 11: Những người tài trí
-
Tuần 12: Những người tài trí
-
Tuần 13: Những người tài trí
-
Tuần 14: Những ước mơ xanh
-
Tuần 15: Những ước mơ xanh
-
Tuần 16: Những ước mơ xanh
-
Tuần 17: Những ước mơ xanh
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 4 tập 2
-
Tuần 19: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 20: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 21: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 22: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 23: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 24: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 25: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 26: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Thế giới quanh ta
-
Tuần 29: Thế giới quanh ta
-
Tuần 30: Thế giới quanh ta
-
Tuần 31: Thế giới quanh ta
-
Tuần 32: Vòng tay thân ái
-
Tuần 33: Vòng tay thân ái
-
Tuần 34: Vòng tay thân ái
-
Tuần 35: Ôn tập cuối năm học
-
Bài 3: Dòng sông mặc áo trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Khởi động
Chia sẻ với bạn về một dòng sông mà em biết
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để thực hiện yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Sông Gianh là dòng sông gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nằm trên vĩ tuyến 16, từng là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Nội dung bài đọc
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày, như người ta mặc áo. Ban ngày nắng lên sông ửng hồng, trưa về xanh thẳm, chiều về thì sông có màu vàng của ráng chiều, còn đêm tối, sông lung linh ánh sáng trăng. Khuya, sông đen kịt, nhưng sáng ra thì ngập hương thơm của hoa. |
Bài đọc
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ…
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ ra hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai…
Nguyễn Trọng Tạo
Câu 1
Tác giả đã miêu tả dòng sông vào những thời điểm nào trong ngày?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã miêu tả dòng sông vào những thời điểm sáng, trưa, chiều, đêm, khuya
Câu 2
Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Sáng: áo hoa, áo lụa đào (do ánh nắng).
- Trưa: áo xanh (phản chiếu bầu trời xanh của buổi trưa).
- Chiều: màu hây hây ráng vàng (màu hoàng hôn).
- Đêm: nền nhung tím trăm ngàn sao lên, thêu trước ngực vầng trăng (phản chiếu mặt trăng, sao và bầu trời đêm).
- Khuya: áo đen (đêm khuya có màu đen).
Câu 3
Vì sao tác giả nhận xét dòng sông rất “điệu”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tác giả nhận xét dòng sông rất “điệu” là vì mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông đều khoác lên mình một chiếc áo khác nhau vô cùng đẹp mắt.
Câu 4
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất hình ảnh dòng sông về khuya:
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
Hình ảnh con sông khi về đêm khoác lên mình bộ áo màu của trời khuya tạo cảm giác huyền bí và tĩnh lặng. Dòng sông lúc này dường như cũng chìm vào giấc ngủ với vạn vật.
Đọc mở rộng
Lời giải chi tiết:
a. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
b. Những từ ngữ, hình ảnh đẹp của bài thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
c. Học sinh tự chia sẻ với bạn
d. Hình ảnh con người lao động mới hiện lên trong bài thơ là những người với niềm vui sướng phơi phới, sự hăng hái trong lao động, làm chủ thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đồng thời còn là những con người với lòng biết ơn sâu sắc trước những ân tình của thiên nhiên, của quê hương và là những con người lớn lao, phi thường