- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Tuần 6: Những búp măng non
-
Tiếng Việt 3 tập 1
-
Tuần 1: Vào năm học mới
-
Tuần 2: Vào năm học mới
-
Tuần 3: Mái trường mến yêu
-
Tuần 4: Mái trường mến yêu
-
Tuần 5: Những búp măng non
-
Tuần 6: Những búp măng non
-
Tuần 7: Em là đội viên
-
Tuần 8: Em là đội viên
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 11: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 12: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 13: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 14: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 15: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 16: Mái ấm gia đình
-
Tuần 17: Mái ấm gia đình
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 3 tập 2
-
Tuần 19: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 20: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 21: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 22: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 23: Niềm vui thể thao
-
Tuần 24: Niềm vui thể thao
-
Tuần 25: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 26: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 29: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 30: Đất nước mến yêu
-
Tuần 31: Đất nước mến yêu
-
Tuần 32: Một mái nhà chung
- 1. Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
- 2. Bài 1: Ôn chữ hoa Q, V
- 3. Bài 1: Mở rộng vốn từ Môi trường
- 4. Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
- 5. Bài 2: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình
- 6. Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện
-
Tuần 33: Một mái nhà chung
-
Tuần 34: Một mái nhà chung
-
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
-
Bài 3: Hai bàn tay em trang 47, 48 SGk Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Nội dung
Hai bàn tay luôn đồng hành, gắn bó với bạn nhỏ trong công việc, cuộc sống hằng ngày. Bạn nhỏ rất yêu quý đôi tay của mình. |
Phần I
Hát một bài hát về đôi bàn tay. |
Phương pháp giải:
Em hãy chọn một bài hát mình biết về đôi bàn tay và hát bài hát ấy.
G: Em có thể hát các bài hát sau:
- Múa cho mẹ xem
- Đôi bàn tay
- Bàn tay mẹ
Lời giải chi tiết:
Em hát bài hát về đôi bàn tay.
Câu 2
Trao đổi: Đôi bàn tay giúp em làm những việc gì? |
Phương pháp giải:
Em thường dùng đôi bàn tay mình để làm những việc gì?
Lời giải chi tiết:
Em thấy, bàn tay của em đã làm được nhiều công việc khác nhau như: tập viết chữ, vẽ tranh, múa, quét nhà, nhặt rau, nghe điện thoại, chải tóc, tưới cây, sắp xếp đồ đạc trong nhà...
Phần II
Hai bàn tay em (Trích) Hai bàn tay em Như hoa đầu cành Hoa hồng hồng nụ Cánh tròn ngón xinh.
Đêm em nằm ngủ Hai hoa ngủ cùng Hoa thì bên má Hoa ấp cạnh lòng.
| Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài. Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai.
Giờ em ngồi học Bàn tay siêng năng Nở hoa trên giấy Từng hàng giăng giăng.
Có khi một mình Nhìn tay thủ thỉ: - Em yêu em quý Hai bàn tay em. Huy Cận |
(:) Giăng giăng: dàn ra theo chiều ngang.
Câu 1
Trong khổ thơ đầu, hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu để xem hai bàn tay bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào.
Lời giải chi tiết:
Hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hoa đầu cành.
Câu 2
Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các khổ thơ còn lại xem khi bạn nhỏ ngủ, đánh răng, học bài, khi một mình thì bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Khi bạn nhỏ ngủ, hai bàn tay ngủ cùng, một tay bên má và một tay bên lòng.
- Khi bạn nhỏ đánh răng, hai bàn tay đánh răng trắng như hoa nhài.
- Khi bạn nhỏ học bài, bàn tay siêng năng viết từng hàng chữ trên vở của bạn nhỏ.
- Khi bạn nhỏ một mình, bạn nhỏ thủ thỉ với đôi bàn tay rằng bạn yêu quý hai bàn tay.
Câu 3
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Em thích nhất là chi tiết khi bạn nhỏ một mình, bạn nhỏ thủ thỉ với đôi bàn tay. Hình ảnh này làm em cảm thấy bạn nhỏ và đôi bàn tay giống như hai người bạn thân thiết, luôn yêu thương và chia sẻ cùng nhau.
Bài tham khảo 2:
Em thích nhất chi tiết đôi bàn tay ở bên bạn nhỏkhi bạn nhỏ học bài. Vì đôi bàn tay của bạn viết lên những dòng chữ đẹp giống như những bông hoa đang nở trên giấy, từng hàng, từng hàng ngay ngắn.
Câu 4
Nói về những việc em nên làm để giữ gìn đôi bàn tay. |
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ xem, em nên làm gì để giữ gìn đôi bàn tay mình?
Lời giải chi tiết:
Em nên giữ đôi tay sạch sẽ, em thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi chơi, đi học về, sau khi đi vệ sinh...
Câu 5
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. b. Chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc. |
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài bài đọc về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài văn, tác giả, đoạn văn em thích, câu văn hay, hình ảnh đẹp,…
b. Em hãy nhớ lại bài đọc đã đọc và chia sẻ với bạn cách em đã tìm ra bài đọc.
Lời giải chi tiết:
a.
Bài 1:
Tên bài đọc: Cún con
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Nội dung: Bài đọc nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho chú cún con của mình.
Sách báo: báo Nhi Đồng
Bài đọc 2:
Tên bài đọc: Mưa
Tác giả: Trần Đăng Khoa (1967)
Sách, báo: Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968)
Nội dung: Miêu tả cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê, qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả Trần Đăng Khoa.
b. Em có thể tham khảo một số cách sau:
- Em tìm được trên báo: Báo Nhi đồng, Báo Thiếu niên Tiền Phong,…
- Em tìm trong sách thơ, truyện dành cho thiếu nhi.