- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- Tiếng Việt Lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Tuần 11: Những người tài trí
-
Tiếng Việt 4 tập 1
-
Tuần 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 2: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 3: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 4: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
-
Tuần 5: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 6: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 7: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 8: Mảnh ghép yêu thương
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Những người tài trí
-
Tuần 11: Những người tài trí
-
Tuần 12: Những người tài trí
-
Tuần 13: Những người tài trí
-
Tuần 14: Những ước mơ xanh
-
Tuần 15: Những ước mơ xanh
-
Tuần 16: Những ước mơ xanh
-
Tuần 17: Những ước mơ xanh
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 4 tập 2
-
Tuần 19: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 20: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 21: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 22: Cuộc sống mến yêu
-
Tuần 23: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 24: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 25: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 26: Việt Nam quê hương em
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Thế giới quanh ta
-
Tuần 29: Thế giới quanh ta
-
Tuần 30: Thế giới quanh ta
-
Tuần 31: Thế giới quanh ta
-
Tuần 32: Vòng tay thân ái
-
Tuần 33: Vòng tay thân ái
-
Tuần 34: Vòng tay thân ái
-
Tuần 35: Ôn tập cuối năm học
-
Bài 3: Sáng tháng Năm trang 89 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Khởi động
Trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Nhạc sĩ Phong Nhã: Ngôn ngữ và bút pháp của nhạc sĩ trong tác phẩm này khiến người nghe không bị ước lệ về không gian và thời gian, lúc nào cũng mang đến cảm giác như một ca khúc vừa mới được sáng tác. Ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã đều dành cho trẻ em. Sự chăm sóc ân cần của Bác đối với thiếu nhi, nhất là với các cháu thiếu nhi nghèo khổ trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám đã thấm vào tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Nội dung bài đọc
Được thăm Bác, đến bên nơi Bác công tác là một niềm vui thích, hạnh phúc vô bờ. Cuộc sống bên bác đơn sơ, giản dị. Nhờ Bác, ta thấy được cả nước non, cả bờ cõi non sông như bây giờ. |
Bài đọc
Đọc bài thơ
Sáng tháng Năm
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Câu 1
Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ:
"Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ".
Câu 2
Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh:
- "Suối dài xanh mướt nương ngô"
- "Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn..."
Câu 3
Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Bác?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết thêm về sự đơn sơ, bình dị, mộc mạc trong nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Mặc dù là Chủ tịch nước nhưng nơi Bác ở là ngôi nhà sàn đơn sơ, những con vật quen thuộc, gắn bó. Qua đó, Bác là một người thanh cao, liêm khiết và chính trực.
Câu 4
Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài khẳng định Bác Hồ to lớn, vĩ đại trong mắt tác giả cũng như trong mắt của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác của tác giả, của nhân dân Việt Nam: cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
Đọc mở rộng
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a, Truyện “Trí khôn của ta đây”
b, Truyện “Trí khôn của ta đây”