- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Tuần 15: Vòng tay bạn bè
-
Tiếng Việt 3 tập 1
-
Tuần 1: Vào năm học mới
-
Tuần 2: Vào năm học mới
-
Tuần 3: Mái trường mến yêu
-
Tuần 4: Mái trường mến yêu
-
Tuần 5: Những búp măng non
-
Tuần 6: Những búp măng non
-
Tuần 7: Em là đội viên
-
Tuần 8: Em là đội viên
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 11: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 12: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 13: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 14: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 15: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 16: Mái ấm gia đình
-
Tuần 17: Mái ấm gia đình
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 3 tập 2
-
Tuần 19: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 20: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 21: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 22: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 23: Niềm vui thể thao
-
Tuần 24: Niềm vui thể thao
-
Tuần 25: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 26: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 29: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 30: Đất nước mến yêu
-
Tuần 31: Đất nước mến yêu
-
Tuần 32: Một mái nhà chung
- 1. Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
- 2. Bài 1: Ôn chữ hoa Q, V
- 3. Bài 1: Mở rộng vốn từ Môi trường
- 4. Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
- 5. Bài 2: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình
- 6. Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện
-
Tuần 33: Một mái nhà chung
-
Tuần 34: Một mái nhà chung
-
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
-
Bài 4: Hai người bạn trang 114 ,115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Nội dung
Những kỉ niệm của nhân vật tôi và Hồng Hoa. Họ cùng nhau đọc sách, ngắm cảnh. |
Phần I
Xếp các tiếng bạn, học, thầy vào các chỗ trống thích hợp: |
Phương pháp giải:
Em hãy sắp xếp các chữ vào chỗ trống để tạo thành câu hoặc cụm từ có ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Học thầy học bạn.
Câu 2
Nêu cách hiểu của em về nội dung đã sắp xếp được. |
Phương pháp giải:
Câu nói trên giúp em hiểu được điều gì?
Lời giải chi tiết:
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
Phần II
Hai người bạn
Tôi và Hồng Hoa ngày càng thân nhau hơn. Những buổi chiều không đi học, cô bạn hàng xóm thường sang nhà tôi chơi.
Tôi bê cả chồng sách ra vườn và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ, mỗi đứa một cuốn sách trong tay, say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi trong bóng chiều chập choạng. Những lúc đó, mải chăm chú vào trong sách, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có tiếng lá xào xạc đuổi nhau trên cỏ.
Cũng có khi tôi và Hồng Hoa chụm đầu vào đọc chung một quyển sách. Nó đọc chậm rì nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong để cùng lật sang trang mới.
Trong khi chờ đợi, tôi ngả đầu trên cỏ, vẩn vơ nhìn những con chim sâu nhỏ hơn nắm tay vừa thoăn thoắt chuyển cành vừa kêu lích chích. Đôi khi tôi lại thích thủ ngắm nhìn những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá. Những lúc như vậy, tôi cố tình nheo mắt lại để thấy những tia nắng trở nên lung linh hơn.
Theo Nguyễn Nhật Ánh
(:)
Chập choạng: lúc mờ mờ tối (thường nói về lúc chiều tối).
Vẩn vơ (nhìn): trạng thái nhìn mà không chú ý.
Câu 1
Tìm từ ngữ, câu văn cho thấy hai bạn rất thân nhau. |
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên để tìm từ ngữ, câu văn cho thấy hai bạn rất thân nhau.
Lời giải chi tiết:
Tôi và Hồng ngày càng thân nhau hơn.
Câu 2
Những câu văn nào cho thấy hai bạn đọc sách rất chăm chú? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba để tìm những câu văn cho thấy hai bạn đọc sách rất chăm chú.
Lời giải chi tiết:
Tôi bê cả chồng sách ra vườn và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ, mỗi đứa một cuốn sách trong tay, say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi trong bóng chiều chập choạng. Những lúc đó, mải chăm chú vào trong sách, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có tiếng lá xào xạc đuổi nhau trên cỏ.
Cũng có khi tôi và Hồng Hoa chụm đầu vào đọc chung một quyển sách. Nó đọc chậm rì nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong để cùng lật sang trang mới.
Câu 3
Trong vườn, bạn nhỏ nhìn thấy những hình ảnh, nghe thấy những âm thanh gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng để biết trong vườn, bạn nhỏ nhìn thấy những hình ảnh, nghe thấy những âm thanh gì.
Lời giải chi tiết:
Trong khi chờ đợi, tôi ngả đầu trên cỏ, vổn vơ nhìn những con chim sâu nhỏ hơn nắm tay vừa thoăn thoắt chuyển cành vừa kêu lích chích. Đôi khi tôi lại thích thú ngắm nhìn những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá.
Câu 4
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Em thích hình ảnh:
"Cũng có khi tôi và Hồng Hoa chụm đầu vào đọc chung một quyển sách. Nó đọc chậm rì nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong để cùng lật sang trang mới." Vì qua hình ảnh này cho em thấy được tình bạn đẹp và tình cảm thân thiết của hai bạn nhỏ.
Câu 5
Hai bạn nhỏ có gì đáng khen? |
Phương pháp giải:
Sau khi đọc bài, em suy nghĩ và trả lời xem hai bạn nhỏ có gì đáng khen.
Lời giải chi tiết:
Hai bạn nhỏ đáng khen ở chỗ: Hai bạn rất thân nhau. Hồng Hoa đọc sách chậm nhưng bạn nhỏ vẫn ngồi chờ đợi để cùng nhau lật qua trang mới, bên cạnh tình bạn đẹp này đáng khen ở điểm thích đọc sách để học hỏi cái mới lạ.
Câu 6
Nói về những hoạt động hoặc trò chơi em thường tham gia cùng bạn. |
Phương pháp giải:
Em thường tham gia những hoạt động hoặc trò chơi gì cùng bạn?
Lời giải chi tiết:
Đọc sách
Giải bài tập trên lớp
Vui chơi
Học nhóm học tập
Câu 7
Chia sẻ cảm xúc của em khi cùng bạn tham gia hoạt động hoặc chơi trò chơi. |
Phương pháp giải:
Em có cảm xúc như thế nào khi tham gia những hoạt động hoặc trò chơi gì cùng bạn?
Lời giải chi tiết:
Cảm thấy vui, thích thú, và tình bạn chúng em ngày càng gần gũi và hiểu nhau hơn, bên cạnh đó em còn học hỏi được nhiều cái hay cái mới từ các bạn giúp em tiến bộ hơn mỗi ngày.