- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- VBT Tiếng Việt Lớp 3 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 20: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 1
-
TUẦN 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 2: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 3: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
-
TUẦN 5: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 6: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 7: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 8: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
-
TUẦN 10: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 11: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 12: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 13: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 14: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 15: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 16: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 17: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
-
TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
- 3. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 5
- 4. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 6, 7
- 1. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- 2. Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3, 4
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 3 - TẬP 2
-
TUẦN 19: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 20: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 21: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 22: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
-
TUẦN 23: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 24: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 25: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 26: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
-
TUẦN 28: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 29: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 30: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
-
TUẦN 32: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 33: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 27: Nói và nghe: Môi trường của chúng ta
- 3. Bài 27: Nghe - viết: Em nghĩ về Trái Đất
- 4. Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất
- 5. Bài 28: Đọc mở rộng
- 6. Bài 28: Luyện tập
- 1. Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ
- 2. Bài 28: Những điều nhỏ bé tớ làm cho Trái Đất
-
TUẦN 34: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH
-
TUẦN 35: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 4: Luyện tập trang 21, 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1
Tìm trong những từ ngữ dưới đây các cặp từ có nghĩa giống nhau. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và chỉ ra các cặp từ có ý nghĩa giống nhau.
Lời giải chi tiết:
hiền lành – hiền hậu
yêu quý – yêu mến
xa tít – xa xôi
trắng phau – trắng tinh
gọn ghẽ - gọn gàng
Câu 2
Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây: a. Trên bãi cỏ xanh mướt mọc lên một cây nấm mập mạp. b. Chiếc bàn xinh xắn ơi, thức uống ở đây thật ngon! c. Hai chú bướm gọi nấm là chiếc mũ kì lạ. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và các từ ngữ in đậm và tìm những từ có nghĩa giống với các từ ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
a. Các từ ngữ có nghĩa giống với từ xanh mướt: xanh mượt, xanh óng, xanh xanh,…
b. Các từ ngữ có nghĩa giống với từ xinh xắn: xinh đẹp, đẹp xinh, dễ thương, nhỏ xinh,…
c. Các từ ngữ có nghĩa giống với từ kì lạ: lạ kì, kì diệu, khác lạ,…
Câu 3
Dựa vào câu chuyện Những cái tên đáng yêu, hỏi – đáp về thời gian các con vật xuất hiện bên cây nấm. M: - Khi nào giun đất bò đến bên cây nấm? - Buổi sáng, giun đất bò đến bên cây nấm. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại câu chuyện và dựa vào mẫu để đặt câu hỏi, câu trả lời về thời gian.
Lời giải chi tiết:
- Khi nào kiến bò đến nằm ngủ tại chân cây nấm?
- Buổi trưa, kiến bò đến chân cây nấm và nằm ngủ luôn tại đó.
- Khi nào hai chú bướm bay lượn quanh cây nấm?
- Buổi chiều, hai chú bướm bay lượn quanh cây nấm.
- Khi nào ếch nhảy lên tán nấm ngồi nghỉ?
- Tối đến, ếch nhảy lên tán nấm ngồi nghỉ.
Câu 4
Quan sát tranh, viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. G: |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và dựa vào gợi ý để hoàn thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Chủ nhật tuần trước, trường em tổ chức ngày hội trồng cây cho các lớp. Ai cũng hào hứng chuẩn bị các dụng cụ và đến từ rất sớm để tham gia vào hội trồng cây. Đầu tiên, chúng em cùng nhau đào đất, tạo ra những chiếc hố vừa bằng trái bóng. Sau đó, chúng em từ từ đưa cây con đã được thầy cô chuẩn bị sẵn xuống hố vừa đào. Khi cây con đã nằm ngay ngắn trong miệng hố, chúng em cùng nhau lấy bay san đất phủ kín rễ cây. Sau cùng, em và các bạn đi lấy nước để tưới cho cây. Có rất nhiều cây đã được trồng trong ngày hội của trường em. Em cảm thấy rất vui vì được tham gia hoạt động này. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa!
Câu 5
Trao đổi bài làm trong nhóm để sửa lỗi và bổ sung ý cần thiết. |
Phương pháp giải:
Em trao đổi bài làm của mình với các bạn trong lớp và xin ý kiến đóng góp của các bạn để hoàn thiện.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Vận dụng
Cùng người thân trao đổi về ý nghĩa của hoạt động mà em viết trong đoạn văn. |
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý sau để trao đổi:
- Hoạt động em viết trong đoạn văn là hoạt động gì?
- Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào?
- Em cảm thấy như thế nào khi được tham gia hoạt động đó?
Lời giải chi tiết:
Hoạt động trồng cây xanh là một hoạt động rất có ý nghĩa. Nó giúp cho trái đất ngày một xanh hơn, con người có thêm một lượng ô xi để thở. Em cảm thấy rất vui khi được tham gia hoạt động ý nghĩa này.