- Trang chủ
- Lớp 6
- Toán học Lớp 6
- Tài liệu Dạy - học Toán 6 Lớp 6
- CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
- Chủ đề 4 : Phép trừ và phép chia
-
CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
-
CHƯƠNG 2 : SỐ NGUYÊN
-
CHƯƠNG 1 : ĐOẠN THẲNG
-
CHƯƠNG 3 : PHÂN SỐ
-
CHƯƠNG 2 : GÓC – ĐƯỜNG TRÒN VÀ TAM GIÁC
Bài 4 trang 43 Tài liệu dạy – học toán 6 tập 1
Đề bài
a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5, số dư có thể bằng bao nhiêu ?
b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, dạng tổng quát của số chia cho 2 dư 1 là 2k + 1 với \(k \in {\rm N}\). Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, số chia cho 3 dư 1, số chia cho 3 dư 2.
Lời giải chi tiết
a) Trong phép chia cho 3, số dư có thể bằng 0; 1 hoặc 2
Trong phép chia cho 4, số dư có thể bằng 0; 1; 2 hoặc 3
Trong phép chia cho 5, số dư có thể bằng 0; 1; 2; 3 hoặc 4
b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 3 là 3m (\(m \in N\))
Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 1 là 3m + 1 (\(m \in N\))
Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 2 là 3m + 2 (\(m \in N\))