- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật.
Phương pháp giải:
Em chọn một loài vật và nói về môi trường sống, thói quen của chúng.
Lời giải chi tiết:
Mèo là loài vật sống ở trên cạn, thường được làm vật nuôi trong gia đình. Chúng thường ngủ rất nhiều. Ngoài ra mèo còn rất thích bắt chuột.
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về cuộc sống của thằn lằn xanh và tắc kè. Do quá thích thú về cuộc sống của đối phương, họ đã đổi để sống cuộc đời của nhau. Nhưng sau đó không thích nghi được môi trường sống và thói quen, thằn lằn và tắc kè không đi kiếm ăn được. Cuối cùng họ trở về cuộc sống ban đầu. |
Bài đọc
THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người bạn mới”. Thằn lằn cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!
Vài ngày sau...
Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè. Mình đói quá rồi!".
Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
(Theo Sang Lê-kha-na)
Câu 1
1. Thằn lằn xanh và tắc kẻ đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của thằn lằn xanh và tắc kè để tìm câu trả lời.
“- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.”
Lời giải chi tiết:
- Thằn lằn xanh tự giới thiệu mình là thằn lằn xanh, thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Tắc kè tự giới thiệu mình là tắc kè, thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối.
Câu 2
2. Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của thằn lằn xanh và tắc kè để tìm câu trả lời.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!
Lời giải chi tiết:
Hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau vì 2 bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Cả 2 đã quá quen với cuộc sống thường ngày của mình nên muốn trải nghiệm một cuộc sống khác. Tắc kè muốn được muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống thằn lằn xanh. Thằn lằn xanh lại bò lên tường để tìm thức ăn giống tắc kè.
Câu 3
3. Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần cuối của bài đọc để tìm đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống:
+ Thằn lằn xanh nhận ra tay chân mình không bám dính như tắc kè nên không thể bò trên tường.
+ Tắc kè nhận ra da của mình không giống da của thằn lằn nên không thể chịu được sức nắng của ban ngày.
- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống: Cả hai bạn đều không thể kiếm ăn và bị đói.
Câu 4
4. Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần cuối của bài đọc để tìm đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Cả hai bạn đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là chính mình. Và vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau để chuyện trò về cuộc sống.
Câu 5
5. Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng với mỗi ý dưới đây:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và các ý, từ đó tìm nội dung tương ứng với các ý.
Lời giải chi tiết:
a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trở lại cuộc sống của mình: Đoạn văn cuối cùng của câu chuyện: "Thế là hai bạn ... về cuộc sống".
b. Thằn lằn xanh không thích nghi được với cuộc sống của tắc kè: Đoạn văn: "Thằn lằn xanh nhận ra... Mình đói quá rồi!".
c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thằn lằn xanh: Đoạn văn: "Trong khi đó, tắc kè ... Mình đói quá rồi!".