- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 6: Nghệ sĩ trống trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích. Theo em, nam hay nữ chơi nhạc cụ đó thì phù hợp?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ về một nhạc cụ mà em thích và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em rất thích sáo trúc. Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu.
Theo em, cả nam và nữ đều có thể chơi sáo trúc.
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về cô bé Mi-lô có đam mê chơi trống nhưng bị mọi người trên đảo ngăn cản. Sau đó nhờ lòng quyết tâm, tài năng và sự giúp đỡ của những người thân, cô bé đã trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng. |
Bài đọc
NGHỆ SĨ TRỐNG
Cô bé Mi-lô sống trên một hòn đảo ngập tràn không khi âm nhạc ở Cu-ba. Cô luôn mơ ước được chơi trống trong một ban nhạc.
Người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống. Vì vậy, khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái”.. Nhưng Mi-lô vẫn không từ bỏ đam mê. Ban ngày, cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh: tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào vũng nước.... Khi màn đêm buông xuống, Mi-lô ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả. “Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?” – Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ.
Thế rồi, Mi-lô thuyết phục cha cho cô tham gia một lớp nhạc cụ. Trống tim-pan-ni, trống công-ga, trống bông-gô,... loại nào cô cũng chơi được. Thầy cô nhận ra tài năng của Mi-lô và bắt đầu dạy có mỗi ngày.
- Sẽ đến ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt. Mi-lô thầm nghĩ.
Khi chị gái Cu-chi-tô thành lập A-na-ca-ô-na, nhóm nhảy nữ đầu tiên của Cu-ba, cô bé Mi-lô 10 tuổi đã gia nhập ban nhạc với vai trò một tay trống. Nghe tiếng trống của Mi-lô, ai cũng muốn nhún nhảy,
Cứ cố gắng như vậy, cuối cùng Mi-lô đã trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.
(Theo Truyện kể hàng đêm dành cho các cô bé cá tính)
Từ ngữ:
- Cu-ba: một nước ở Châu Mỹ, thủ đô là Ha-va-na.
- Chim ruồi: loài chim nhỏ nhất trong các loài chim, khi bay có thể giữ nguyên một vị trí, cánh vỗ nhiều lần tạo ra tiếng vo ve như tiếng ruồi.
Câu 1
1. Bài đọc cho biết những thông tin nào về Mi-lô?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm những thông tin về Mi-lô.
Lời giải chi tiết:
- Ước mơ: được chơi trống trong một ban nhạc.
- Nơi ở: một hòn đảo nhỏ ngập tràn không khí âm nhạc ở Cu-ba.
- Đam mê: chơi trống
- Thành tích nổi bật:
+ Có thể chơi được rất nhiều loại trống.
+ Là một tay chơi trống trong A-na-ca-ô-na – nhóm nhảy nữ đầu tiên của Cu-ba khi 10 tuổi.
+ Trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.
Câu 2
2. Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống? Vì sao họ lại làm như vậy?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai câu đầu của đoạn 2 trong bài đọc Nghệ sĩ trống để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Khi thấy Mi-lô tập chơi trống,mọi người thường hét lên: "Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái".
- Họ làm như vậy vì người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống.
Câu 3
3. Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới của Mi-lô có những thuận lợi và khó khăn gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm ra những thuận lợi và khó khăn trên hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới của Mi-lô.
Lời giải chi tiết:
- Thuận lợi:
+ Sống trên hòn đảo tràn ngập không khí âm nhạc ở Cu-ba.
+ Đam mê của cô bé rất mãnh liệt, không từ bỏ dù bị người dân trên đảo ngăn cản.
+ Tài năng sẵn có ở Mi-lô khiến cho cô bé sớm thành công khi mới 10 tuổi.
+ Bố của Mi-lô cũng chấp thuận cho việc cô bé tham gia một lớp nhạc cụ.
+ Được người thầy nhận ra tài năng và bắt đầu dạy dỗ cô mỗi ngày.
+ Được chị gái cho tham gia vào Ana-ca-ô-na do chị thành lập.
- Khó khăn: người dân trên đảo không đồng ý với việc cô bé chơi trống: "Nhạc cụ này không dành cho con gái" và nhạc cụ này khá tốn sức lực nên vất vả.
Câu 4
4. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mi-lô trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới là vì:
- Cô bé có ước mơ và đam mê chơi trống cháy bỏng từ bé.
- Cô bé có tài năng chơi trống.
- Sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, định kiến.
- Được sự ủng hộ của bố.
- Được sự dạy dỗ nhiệt tình của thầy.
Câu 5
5. Em có ấn tượng nhất với hành động nào của Mi-lô? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Em có ấn tượng nhất với hành động không từ bỏ đam mê chơi trống của cô bé khi bị người dân trên đảo ngăn cản: "Nhưng Mi-lô vẫn không từ bỏ đam mê. Ban ngày, cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh; tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào cũng nước,... Khi màn đêm buông xuống, Mi-lô ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả.".
- Vì cô bé là người rất nghị lực và quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, khó khăn và định kiến để theo đuổi đam mê. Không vì sự ngăn cản của mọi người mà từ bỏ đam mê của mình.
Luyện tập
Câu 1:
1. Những sự vật nào dưới đây được gọi là nhạc cụ?
A. trống đồng | B. pi-a-no | C. sáo trúc | D. ghi-ta |
E. chuông | G. vi-ô-lông | H. còi | I. trống cơm |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Những sự vật được gọi là nhạc cụ là: A. trống đồng, B. pi-a-no, C. sáo trúc, D. ghi-ta, G. vi-ô-lông, I. trống cơm.
Câu 2
2. Tìm từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn từ ngữ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Nghề nghiệp | Công việc | Sản phẩm |
Họa sĩ | Vẽ | Tranh |
Nhạc sĩ | Sáng tác | Bài hát |
Nhà văn | Sáng tác, viết | Tác phẩm văn học |
Kiến trúc sư | Vẽ, thiết kế | Công trình kiến trúc |