- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 6: Tiếng ru trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân: Thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà, nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín sẽ chia cho mọi người quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà đã dạy em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên: “Chia sẻ với người khác là nhận thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.”
Nội dung bài đọc
Bài đọc khuyên con người về các đạo lí trong cuộc sống: Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người; phải biết khiêm tốn, không nên quá đề cao bản thân mình, hạ thấp người khác; tình cảm yêu thương và niềm tin về sự trưởng thành, phát triển của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ, vì vậy con cái cần yêu thương, biết ơn cha mẹ. |
Bài đọc
TIẾNG RU
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
(Tố Hữu)
Từ ngữ
- Nhân gian: loài người.
- Bồi: thêm vào, đắp nên.
Câu 1
1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là lời của người mẹ nói với người con. Từ ngữ: con ơi, mẹ yêu con, mai sau con lớn cho em biết điều đó.
Câu 2
2. Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Cần phải sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Cần phải biết bảo vệ môi trường sống của mình.
C. Cần phải biết yêu thương các loài vật.
D. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu của bài đọc để đáp án đúng.
Chú ý câu thơ: “Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.”
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ đầu khuyên chúng ta cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người.
Chọn D.
Câu 3
3. Hình ảnh nào giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết:
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Câu 4
4. Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ ba?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em nhận được lời khuyên từ khổ thơ thứ ba là: Chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên quá đề cao bản thân mình, hạ thấp người khác bởi mình giỏi sẽ có người giỏi hơn, không nên tự mãn, tự cao tự đại.
Câu 5
5. Khổ thơ cuối nói gì về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối nói về tình cảm yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho con cái và niềm tin về sự trưởng thành, phát triển của con trong tương lai.
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Luyện tập
Câu 1:
1. Tìm tính từ có trong khổ thơ thứ ba.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba để tìm ra các tính từ.
Lời giải chi tiết:
Các tính từ có trong khổ thơ thứ ba: cao, thấp, sâu, nhỏ.
Câu 2
2. Đặt 2 – 3 câu với những tính từ vừa tìm được. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các tính từ vừa tìm được ở bài tập trước để đặt câu và xác định chủ ngữ, vị ngữ.
Lời giải chi tiết:
- Ban Huy/ rất cao.
CN VN
- Cây cau này/ khá thấp.
CN VN
- Dòng sông này/ rất sâu.
CN VN
- Quả cam kia/ nhỏ quá!
CN VN