- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Bài 8: Đò ngang trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Khởi động
Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hai con thuyền trong tranh và chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Giống: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông.
- Khác nhau:
+ Thuyền bên trái có kích thước nhỏ, diện tích bé, có vòm mái đen, không có cánh buồm, trông rất thô sơ.
+ Thuyền bên phải có kích thước lớn, diện tích lớn hơn, có cánh buồm màu đỏ, trông hiện đại hơn.
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về câu chuyện của đò ngang và anh thuyền mành. Dù làm công việc gì, ở bất cứ đâu, đều có những điều mới lạ cho ta học hỏi. Công việc của mỗi người đều rất có ích và đều đáng quý. |
Bài đọc
ĐÒ NGANG
Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ... đò....” Đò ngang tỉnh giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách.
Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai bờ sông. Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua. Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên. Mỗi lần nghĩ vậy, đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Một buổi trưa nắng, đò ngang nằm nghỉ ở bến nước, chợt thuyền mành ghé đến. Đò ngang reo to:
- Chào anh thuyền mành! Đã lâu anh mới ghé lại!
- Chào bạn thân mến! Tôi lại đi ngay vì còn ghé nhiều bến.
- Tuyệt quá! Những nơi anh đến có bao điều mới lạ giúp anh thêm hiểu biết. Tôi chỉ mong được như vậy.
Thuyền mành nghĩ ngợi rồi nói:
- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.
Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:
- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.
Bên kia sông chợt vang lên tiếng: "Ơ... đò....” Đò ngang chào thuyền mành rồi vội vã sang sông đón khách.
(Theo Võ Quảng)
Từ ngữ:
Đăm chiêu: có vẻ đang phải băn khoăn, suy nghĩ.
Câu 1
1. Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn thứ 3 của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.
Câu 2
2. Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc câu cuối của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.
Câu 3
3. Theo em, thuyền mành muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị.
Câu 4
4. Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của thuyền mành để tìm ra câu trả lời.
- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.
Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:
- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.
Lời giải chi tiết:
Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng.
Câu 5
5. Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.
B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nội dung bài đọc và rút ra bài học. Từ đó chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi, Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
Chọn A và B.
Luyện tập
Câu 1:
1. Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các thành ngữ ở cột A và nghĩa ở cột B để nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
2. Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?
a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, ......., giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.
b. Lớp chúng em .........., chẳng bạn nào giống bạn nào.
c. Chị ấy .........., nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm thành ngữ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.
b. Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào.
c. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.