- Trang chủ
- Lớp 3
- Tiếng việt Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
-
Tiếng Việt 3 tập 1
-
Tuần 1: Vào năm học mới
-
Tuần 2: Vào năm học mới
-
Tuần 3: Mái trường mến yêu
-
Tuần 4: Mái trường mến yêu
-
Tuần 5: Những búp măng non
-
Tuần 6: Những búp măng non
-
Tuần 7: Em là đội viên
-
Tuần 8: Em là đội viên
-
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
-
Tuần 10: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 11: Ước mơ tuổi thơ
-
Tuần 12: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 13: Cùng em sáng tạo
-
Tuần 14: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 15: Vòng tay bạn bè
-
Tuần 16: Mái ấm gia đình
-
Tuần 17: Mái ấm gia đình
-
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
-
-
Tiếng Việt 3 tập 2
-
Tuần 19: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 20: Bốn mùa nở rộ
-
Tuần 21: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 22: Nghệ sĩ tí hon
-
Tuần 23: Niềm vui thể thao
-
Tuần 24: Niềm vui thể thao
-
Tuần 25: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 26: Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
-
Tuần 28: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 29: Quê hương tươi đẹp
-
Tuần 30: Đất nước mến yêu
-
Tuần 31: Đất nước mến yêu
-
Tuần 32: Một mái nhà chung
- 1. Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô
- 2. Bài 1: Ôn chữ hoa Q, V
- 3. Bài 1: Mở rộng vốn từ Môi trường
- 4. Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
- 5. Bài 2: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình
- 6. Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện
-
Tuần 33: Một mái nhà chung
-
Tuần 34: Một mái nhà chung
-
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
-
Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng. |
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại thành tiếng các bài văn xuôi đã học.
Em ôn lại các đoạn thơ đã học thuộc lòng.
Lời giải chi tiết:
Em tự ôn luyện đọc lại các bài.
Câu 2
Tìm 1 - 2 đặc điểm được so sánh với nhau có trong từng đoạn thơ, đoạn văn sau: a. Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi. Nhược Thuỷ b. Bồng chanh đỏ thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ! Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn toàn thân thì đỏ hồng như một đốm lửa. (Đỗ Chu) c. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sóng lên như tấm gương. Thạch Lam |
Phương pháp giải:
Em hãy đọc kĩ những đoạn thơ, đoạn văn trên để tìm được 1 - 2 đặc điểm được so sánh với nhau trong đoạn.
Lời giải chi tiết:
a. trăng tròn – cái đĩa
b. mỏ dài – cái quản bút
c. đỏ hồng – đốm lửa
Câu 3
Chuyển câu “Con chim bồng chanh đỏ rất đẹp.” thành câu cảm và cho biết: a. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc b. Dấu kết thúc câu |
Phương pháp giải:
Em chuyển câu văn trên thành câu bộc lộ cảm xúc của mình khi thấy con chim rất đẹp.
Từ ngữ bộc lộ cảm xúc có thể dùng là: quá, lắm, ôi, làm sao, trời ơi,…
Dấu kết thúc thường là dấu chấm than.
Lời giải chi tiết:
Chuyển câu: Ôi, con chim bồng chanh đẹp quá!
a. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: ôi, quá
b. Dấu kết thúc câu là dấu chấm than
Câu 4
Đặt một câu kể có hình ảnh so sánh nói về: a. Hình dáng của một đồ vật b. Màu sắc của một loài hoa |
Phương pháp giải:
Em tự đặt câu về đồ vật và loài hoa em thích có sử dụng hình ảnh so sánh.
Lời giải chi tiết:
a. Cái diều như nửa vầng trăng lơ lửng trên bầu trời.
b. Những bông hoa nhài trắng muốt như những bông tuyết trông tuyệt đẹp.