Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là

  • A.
    \(3\).
  • B.
    \( - \frac{1}{3}\).
  • C.
    \( - 3\).
  • D.
    \(1\).
Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \( - \frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
  • B.
    \(\frac{2}{7} < \frac{1}{7}\).
  • C.
    \(\frac{2}{7} =  - \frac{1}{7}\).
  • D.
    \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
Câu 3 :

Cho \(\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\). Kết quả giá trị x là:

  • A.
    \(\frac{{20}}{9}\).
  • B.
    \(\frac{5}{4}\).
  • C.
    \(\frac{{29}}{{12}}\).
  • D.
    \(\frac{{11}}{{12}}\).
Câu 4 :

Cho a, b, m là các số nguyên, m khác 0. Tổng \(\frac{a}{m} + \frac{b}{m}\) bằng

  • A.
    \(\frac{{a + b}}{{m + m}}\).
  • B.
    \(\frac{{a + b}}{{m.m}}\).
  • C.
    \(\frac{{a + b}}{m}\).
  • D.
    \(a + b\).
Câu 5 :

Hình nào sau đây có trục đối xứng?

1706948495-sm45.jpg

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.
Câu 6 :

Chữ cái nào tâm đối xứng?

1706948495-k8az.jpg

  • A.
    Chữ có tâm đối xứng là: O.
  • B.
    Chữ có tâm đối xứng là: G.
  • C.
    Chữ có tâm đối xứng là: A.
  • D.
    Chữ có tâm đối xứng là: A; O.
Câu 7 :

Có bao nhiêu hình có trục đối xứng?

1706948495-bf9o.jpg

  • A.
    0.
  • B.
    1.
  • C.
    2.
  • D.
    3.
Câu 8 :

Cho hình vẽ. Hãy chọn câu đúng.

1706948495-kr2u.jpg

  • A.
    Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là A.
  • B.
    Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là B.
  • C.
    Điểm đối xứng với B qua đường thẳng d là B.
  • D.
    Điểm đối xứng với Q qua đường thẳng d là Q.
Câu 9 :

Cho hình vẽ: Điểm thuộc đường thẳng d là:

1706935591-swrg.jpg

  • A.
    Điểm E và B.
  • B.
    Điểm C và F.
  • C.
    Điểm F và B.
  • D.
    Điểm A, E và C.
Câu 10 :

Cho hình vẽ, chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

1706935591-0r5c.jpg

  • A.
    Ba điểm A, F, E thẳng hàng.
  • B.
    Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
  • C.
    Ba điểm A, E, C thằng hàng.
  • D.
    Ba điểm E, B, C thẳng hàng.
Câu 11 :

Hình nào sau đây vẽ đoạn thẳng \(AB\)?

1706935591-ac2r.jpg

  • A.
    Hình 2.
  • B.
    Hình 3.
  • C.
    Hình 4.
  • D.
    Hình 1.
Câu 12 :

Cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Biết \(AB = 10cm\), số đo của đoạn thẳng \(IB\) là

  • A.
    4cm.
  • B.
    5cm.
  • C.
    6cm.
  • D.
    20cm.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là

  • A.
    \(3\).
  • B.
    \( - \frac{1}{3}\).
  • C.
    \( - 3\).
  • D.
    \(1\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{a}{b}\) là \(\frac{b}{a}\) \(\left( {\frac{a}{b}.\frac{b}{a} = 1} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là \(3\).

Đáp án A.

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \( - \frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
  • B.
    \(\frac{2}{7} < \frac{1}{7}\).
  • C.
    \(\frac{2}{7} =  - \frac{1}{7}\).
  • D.
    \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

So sánh hai phân số cùng mẫu.

Lời giải chi tiết :

Ta có \( - 2 < 1\) nên \(\frac{{ - 2}}{7} < \frac{1}{7}\) (A sai).

\(2 > 1\) nên \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\) (B sai).

\(2 \ne  - 1\) nên \(\frac{2}{7} \ne  - \frac{1}{7}\) (C sai)

\(2 > 1\) nên \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\) (D đúng)

Đáp án D.

Câu 3 :

Cho \(\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\). Kết quả giá trị x là:

  • A.
    \(\frac{{20}}{9}\).
  • B.
    \(\frac{5}{4}\).
  • C.
    \(\frac{{29}}{{12}}\).
  • D.
    \(\frac{{11}}{{12}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tính với phân số.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\\\frac{3}{4}x = \frac{5}{3}\\x = \frac{5}{3}:\frac{3}{4}\\x = \frac{{20}}{9}\end{array}\)

Đáp án A.

Câu 4 :

Cho a, b, m là các số nguyên, m khác 0. Tổng \(\frac{a}{m} + \frac{b}{m}\) bằng

  • A.
    \(\frac{{a + b}}{{m + m}}\).
  • B.
    \(\frac{{a + b}}{{m.m}}\).
  • C.
    \(\frac{{a + b}}{m}\).
  • D.
    \(a + b\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{a}{m} + \frac{b}{m} = \frac{{a + b}}{m}\)

Đáp án C.

Câu 5 :

Hình nào sau đây có trục đối xứng?

1706948495-sm45.jpg

  • A.
    Hình 1.
  • B.
    Hình 2.
  • C.
    Hình 3.
  • D.
    Hình 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Hình có trục đối xứng là hình 1.

1706948495-qzdb.jpg

Đáp án A.

Câu 6 :

Chữ cái nào tâm đối xứng?

1706948495-k8az.jpg

  • A.
    Chữ có tâm đối xứng là: O.
  • B.
    Chữ có tâm đối xứng là: G.
  • C.
    Chữ có tâm đối xứng là: A.
  • D.
    Chữ có tâm đối xứng là: A; O.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Hình có tâm đối xứng là hình O.

1706948495-xqvq.jpg

Đáp án B.

Câu 7 :

Có bao nhiêu hình có trục đối xứng?

1706948495-bf9o.jpg

  • A.
    0.
  • B.
    1.
  • C.
    2.
  • D.
    3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Có 2 hình có trục đối xứng

1706948495-qu8g.jpg

Đáp án C.

Câu 8 :

Cho hình vẽ. Hãy chọn câu đúng.

1706948495-kr2u.jpg

  • A.
    Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là A.
  • B.
    Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là B.
  • C.
    Điểm đối xứng với B qua đường thẳng d là B.
  • D.
    Điểm đối xứng với Q qua đường thẳng d là Q.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng.

Lời giải chi tiết :

Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là B nên B đúng.

Đáp án B.

Câu 9 :

Cho hình vẽ: Điểm thuộc đường thẳng d là:

1706935591-swrg.jpg

  • A.
    Điểm E và B.
  • B.
    Điểm C và F.
  • C.
    Điểm F và B.
  • D.
    Điểm A, E và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Điểm thuộc đường thẳng d là A, E, C.

Đáp án D.

Câu 10 :

Cho hình vẽ, chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

1706935591-0r5c.jpg

  • A.
    Ba điểm A, F, E thẳng hàng.
  • B.
    Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
  • C.
    Ba điểm A, E, C thằng hàng.
  • D.
    Ba điểm E, B, C thẳng hàng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì thẳng hàng.

Lời giải chi tiết :

Vì A, E, C nằm trên đường thẳng d nên chúng thẳng hàng.

Đáp án C.

Câu 11 :

Hình nào sau đây vẽ đoạn thẳng \(AB\)?

1706935591-ac2r.jpg

  • A.
    Hình 2.
  • B.
    Hình 3.
  • C.
    Hình 4.
  • D.
    Hình 1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết :

Hình vẽ đoạn thẳng AB là hình 3.

Đáp án B.

Câu 12 :

Cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Biết \(AB = 10cm\), số đo của đoạn thẳng \(IB\) là

  • A.
    4cm.
  • B.
    5cm.
  • C.
    6cm.
  • D.
    20cm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết :

Vì I là trung điểm của AB nên AI = IB = \(\frac{1}{2}\)AB = \(\frac{1}{2}\).10 = 5(cm).

Đáp án B.

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc tính với phân số.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}} = \frac{{ - 2 + ( - 9)}}{{11}} = \frac{{ - 11}}{{11}} = - 1\)

b) \(\frac{1}{2} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{{1.2}}{{2.2}} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{2}{4} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{{2 - ( - 3)}}{4} = \frac{5}{4}.\)

c) \(\frac{{12}}{{11}} - \frac{{ - 7}}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \frac{7}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \left( {\frac{7}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}} \right)\) \( = \frac{{12}}{{11}} + 1\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \frac{{11}}{{11}}\) \( = \frac{{23}}{{11}}.\)

d) \(\frac{{ - 5}}{7} \cdot \frac{2}{{11}} + \frac{{ - 5}}{7} \cdot \frac{9}{{11}} + \frac{5}{7} = \frac{{ - 5}}{7}\left( {\frac{2}{{11}} + \frac{9}{{11}}} \right) + \frac{5}{7} = \frac{{ - 5}}{7} \cdot 1 + \frac{5}{7} = 0\)

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng.

Lời giải chi tiết :

a) Hình có trục đối xứng là hình 2.

1706950310743-mceclip0.png

b) Các hình có tâm đối xứng là hình vuông, hình thoi. Tâm đối xứng của hình vuông và hình thoi là giao điểm của hai đường chéo.

1706950316819-mceclip0.png

Phương pháp giải :

Tính số học sinh tốt theo số học sinh cả lớp bằng tổng số học sinh cả lớp . \(\frac{1}{7}\)

Tính số học sinh khá và đạt để suy ra số học sinh khá bằng tổng số học sinh cả lớp – số học sinh tốt.

Số học sinh đạt bằng tổng số học sinh khá và đạt – số học sinh khá.

Lời giải chi tiết :

Số học sinh tốt là: \(42.\frac{1}{7} = 6\)( học sinh)

Số học sinh khá là: \((42 - 6).\frac{2}{3} = 24\)(học sinh)

Số học sinh đạt là : \(42 - 6 - 24 = 12\)(học sinh)

Phương pháp giải :

a) So sánh BA với BC để xác định điểm nằm giữa.

b) Chứng minh B nằm giữa O và C và BO = BC nên B là trung điểm của OC.

Lời giải chi tiết :

1706935872105-mceclip0.png

a) Trên tia Bx ta có BA = 2cm, BC = 3cm vì 2 < 3 nên BA < BC, vậy, A nằm giữa B và C.

Khi đó ta có : BA + AC = BC suy ra \(AC = BC - BA\) suy ra \(AC = 3 - 2 = 1\)

Vậy AC = 1cm.

b) Ta có O thuộc tia đối của tia Bx, nên O và C nằm khác phía đối với B hay B nằm giữa O và C.

Khi đó: OB + BC = OC. (1)

Mà theo đề bài: BO = BC = 3cm (2)

Từ (1) và (2), suy ra B là trung điểm của OC.

Phương pháp giải :

Rút gọn A, biến đổi các phân số trong A để rút gọn.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}S = \left( {1 - \frac{1}{4}} \right).\left( {1 - \frac{1}{9}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{16}}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{25}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{36}}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{{9901}}} \right)\\ = \frac{3}{4} \cdot \frac{8}{9} \cdot \frac{{15}}{{16}} \cdot \frac{{24}}{{25}} \cdot \frac{{35}}{{36}} \cdots \frac{{9800}}{{99}}\\ = \frac{{1.3}}{{2.2}} \cdot \frac{{2.4}}{{3.3}} \cdot \frac{{3.5}}{{4.4}} \cdot \frac{{4.6}}{{5.5}} \cdot \frac{{5.7}}{{6.6}} \cdots \frac{{98.100}}{{99.99}}\\ = \frac{{1.2.3.4.5...98}}{{2.3.4.5.6...99}} \cdot \frac{{3.4.5.6.7...100}}{{2.3.4.5.6...99}}\\ = \frac{1}{{99}} \cdot \frac{{100}}{2}\\ = \frac{{50}}{{99}} \cdot \end{array}\)

Vậy \(S = \frac{{50}}{{99}}\).