- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Giải Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài:
Phương pháp giải:
- Em chọn hoạt động trải nghiệm (ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,...).
- Liệt kê các việc đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
Gợi ý:
Mở bài:
- Cách 1: Giới thiệu hoạt động (tên hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động,...)
- Cách 2: Nêu tên hoạt động và lí do em muốn tham gia hoạt động.
Thân bài:
- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,...)
- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai,....)
- Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,...)
Kết bài:
- Nêu kết quả của hoạt động (hiểu thêm về di tích, làng nghề,...)
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động (yêu thích, thú vị, tự hào,...)
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
Thân bài:
+ Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm.
+ Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi.
+ Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa.
+ Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo....
+ Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển.
+ Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.
Kết bài: Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Nói và nghe
Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
Câu 1:
Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 32 – 33, em hãy ghi lại các ý chính dự kiến sẽ trình bày trong nhóm hoặc trước lớp.
- Tên hoạt động trải nghiệm: .
- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động: .
- Những người cùng tham gia hoạt động:
- Các hoạt động chính:
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động:
Phương pháp giải:
Em dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết để ghi lại các ý chính dự kiến sẽ trình bày trong nhóm hoặc trước lớp.
Lời giải chi tiết:
- Tên hoạt động trải nghiệm: chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển.
- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động: Kì nghỉ hè năm nay. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
- Những người cùng tham gia hoạt động: Các anh chị, bạn tình nguyện viên ở xã.
- Các hoạt động chính:
+ Nhặt rác ở trên bờ biển.
+ Thu nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa.
+ Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển.
+ Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động: Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Câu 2
Ghi vắn tắt một trải nghiệm thú vị mà các bạn ở lớp đã chia sẻ.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các trải nghiệm mà các bạn ở lớp đã chia sẻ và ghi vào vở.
Lời giải chi tiết:
- Bạn Hà tham gia trải nghiệm làm gốm ở làng gốm Bát Tràng.
- Bạn Huyền Nhi được cùng gia đình đi SaPa du lịch.
- Bạn Tú được về quê chơi với ông bà được chơi thả diều, được đi bắt ốc rất vui.
Vận dụng
Tìm đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống giúp ta khôn lớn, trưởng thành.
- Tên bài thơ, bài văn:
- Tác giả:
- Các hoạt động chính hoặc chi tiết em ấn tượng nhất:
Phương pháp giải:
Em tìm đọc bài thơ về những trài nghiệm giúp ta khôn lớn, trưởng thành qua sách báo, internet,...
G: – Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa
– Khúc đồng dao lấm láp của Kao Sơn
– Trên đồi mở mắt và mơ của Văn Thành Lê
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa.
Khi mẹ vắng nhà
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.
Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!
– Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu !
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan !
- Tên bài thơ, bài văn: Khi mẹ vắng nhà
- Tác giả: Trần Đăng Khoa
- Các hoạt động chính hoặc chi tiết em ấn tượng nhất: Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã giúp mẹ làm hết việc nhà. Bạn nhỏ thấu hiểu mẹ tình yêu thương, sự vất vả của mẹ để nuôi mình khôn lớn.