- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Giải Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện từ và câu
Câu 1:
Tìm từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu dưới đây:
Vị của quả táo | Mùi hương của hoa hồng | Kích thước của một chú voi |
|
|
|
Màu của mặt trời | Hình dáng của cầu vồng | Âm thanh trong giờ ra chơi |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và tìm từ chỉ đặc điểm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Vị của quả táo | Mùi hương của hoa hồng | Kích thước của một chú voi |
ngọt, chua, chát | thơm | to, bé |
Màu của mặt trời | Hình dáng của cầu vồng | Âm thanh trong giờ ra chơi |
đỏ, vàng, cam | cong | ồn ào, náo nhiệt, sôi động |
Câu 2
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 95) và viết vào nhóm thích hợp.
Từ chỉ đặc điểm của sự vật | Từ chỉ đặc điểm của hoạt động |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để tìm được các từ chỉ đặc điểm và xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ chỉ đặc điểm của sự vật | Từ chỉ đặc điểm của hoạt động |
vàng ruộm, thơm nồng, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, nhỏ xíu, tròn xoe, bé nhỏ, cao. | nhanh, thoăn thoắt, nhè nhẹ, chậm rãi. |
Câu 3
Đặt câu có sử dụng 1 – 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động dưới đây:
Bữa sáng của em |
|
Bộ quần áo em thích |
|
Một hoạt động trong giờ học |
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Bữa sáng của em | Bữa sáng của em hôm nay có món xôi gấc óng ả thơm lừng mùi gấc chín. |
Bộ quần áo em thích | Bộ quần áo em thích trong cửa hàng đó có cái giá quá đắt đỏ. |
Một hoạt động trong giờ học | Trong giờ sinh hoạt lớp 4A, các bạn đang bàn luận xôn xao về chủ đề cô vừa mới đưa ra. |
Câu 4
Quan sát hình, tả mỗi đồ vật trong hình bằng 3 tính từ phù hợp.
Phương pháp giải:
Em quan sát hình và tìm 3 tính từ để miêu tả phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Khăn mặt: mềm mại, hình vuông, màu xanh.
- Bút chì: nhọn, dài, thon.
- Kéo: sắc, màu xanh, nhọn.
Câu 5
Nối động từ ở cột A với tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động, trạng thái ở cột B.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các động từ ở cột A với tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động, trạng thái ở cột B để nối phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Viết
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC
Câu 1:
Đọc bài Cách làm một chú nghé ọ bằng lá (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 95 – 96) và thực hiện yêu cầu.
a. Bài viết hướng dẫn thực hiện công việc gì?
b. Phần chuẩn bị yêu cầu phải có những gì?
c. Phần hướng dẫn thực hiện gồm mấy bước? Nêu nội dung của mỗi bước.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc hướng dẫn và trả lời câu hỏi.
a. Em đọc phần mở đầu của bài đọc.
b. Em đọc phần chuẩn bị của bài đọc.
c. Em đọc phần hướng dẫn thực hiện của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
a. Bài viết hướng dẫn thực hiện cách làm một chú nghé ọ bằng lá.
b. Phần chuẩn bị gồm: một chiếc lá to bằng bàn tay, hai sợi dây cước nhỏ, kéo hoặc dùng tay để tước lá.
c. Phần hướng dẫn thực hiện gồm 2 bước.
- Bước 1: Dùng kéo cắt (hoặc dùng tay xé) hai đường chéo theo gân lá để tạo thành hai chiếc sừng.
- Bước 2: Cuộn phần lá hai bên lại thành hình tròn để tạo bụng nghé. Buộc một sợi dây quanh cuộn lá để không bị bung ra. Sau đó dùng sợi dây còn lại buộc vào cuống lá luồn dây qua bụng để kéo, tạo chuyển động cho đầu nghé.
Câu 2
Theo em, cần lưu ý những gì khi viết bài hướng dẫn thực hiện một công việc?
Phương pháp giải:
Em ghi lại những lưu ý khi viết bài hướng dẫn thực hiện một công việc.
Gợi ý:
- Cấu trúc bài viết.
- Cách trình bày.
- Cách dùng từ, đặt câu.
Lời giải chi tiết:
Bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc thường gồm 2 phần:
- Phần chuẩn bị: Nêu những vật liệu hoặc dụng cụ thực hiện công việc.
- Phần hướng dẫn thực hiện: Nêu các bước thực hiện công việc.
Vận dụng
Câu 1:
Tìm đọc bài viết hướng dẫn cách làm một đồ chơi đơn giản.
- Tên đồ chơi được hướng dẫn làm:
- Các dụng cụ hoặc vật liệu cần chuẩn bị:
- Các bước cần thực hiện (nêu tóm tắt):
Phương pháp giải:
Em tìm đọc bài viết hướng dẫn cách làm một đồ chơi đơn giản qua sách vở, báo, internet,.... và ghi lại.
Lời giải chi tiết:
- Tên đồ chơi được hướng dẫn làm: Làm con gà từ giấy
- Các dụng cụ hoặc vật liệu cần chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
- Các bước cần thực hiện (nêu tóm tắt):
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà.
Câu 2
Em thích nhất điều gì khi đọc bài hướng dẫn làm đồ chơi đó?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Điều em thích nhất khi đọc bài hướng dẫn làm đồ chơi đó là bài hướng dẫn nêu rất rõ ràng các đồ dùng cần chuẩn bị và chi tiết các bước làm. Cách trình bày rõ ràng. Cách dùng từ, đặt câu dễ hiểu.