- Trang chủ
- Lớp 5
- Tiếng việt Lớp 5
- VBT Tiếng Việt Lớp 5 Kết nối tri thức
- VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Tuần 12. Trên con đường học tập
-
VBT Tiếng Việt 5 tập 1
-
Tuần 10. Trên con đường học tập
- 1. Bài 17: Thư gửi các học sinh
- 2. Bài 17: Sử dụng từ điển
- 3. Bài 18: Đọc mở rộng
- 4. Bài 18: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- 5. Bài 18: Tấm gương tự học
- 6. Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- 1. Bài 17. Thư gửi các học sinh
- 2. Bài 18. Tấm gương tự học
-
Tuần 11. Trên con đường học tập
- 1. Bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo
- 2. Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển
- 3. Bài 19: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- 4. Bài 20: Khổ luyện thành tài
- 5. Bài 20: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- 6. Bài 20: Cuốn sách tôi yêu
- 1. Bài 19. Trải nghiệm để sáng tạo
- 2. Bài 20. Khổ luyện thành tài
-
Tuần 12. Trên con đường học tập
- 1. Bài 21: Thế giới trong trang sách
- 2. Bài 21: Dấu gạch ngang
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 4. Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ
- 5. Bài 22: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 6. Bài 22: Đọc mở rộng
- 1. Bài 21. Thế giới trong trang sách
- 2. Bài 22. Từ những câu chuyện ấu thơ
-
Tuần 13. Trên con đường học tập
- 1. Bài 23: Giới thiệu sách Dế mèn phiêu lưu kí
- 2. Bài 23: Luyện tập về dấu gạch ngang
- 3. Bài 23: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 4. Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-Lít
- 5. Bài 24: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 6. Bài 24: Lợi ích của tự học
- 1. Bài 23. Giới thiệu sách Dế mèn phiêu lưu kí
- 2. Bài 24. Tinh thần học tập của nhà Phi-lít
-
Tuần 14. Nghệ thuật muôn màu
- 1. Bài 25: Tiếng đàn Ba-La-Lai-Ca trên Sông Đà
- 2. Bài 25: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- 3. Bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 4. Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
- 5. Bài 26: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 6. Bài 26: Đọc mở rộng
- 1. Bài 25. Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- 2. Bài 26. Trí tưởng tượng phong phú
-
Tuần 15. Nghệ thuật muôn màu
- 1. Bài 27: Tranh làng Hồ
- 2. Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
- 3. Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 4. Bài 28: Tập hát quan họ
- 5. Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 6. Bài 28: Chương trình nghệ thuật em yêu thích
- 1. Bài 27. Tranh làng Hồ
- 2. Bài 28. Tập hát quan họ
-
Tuần 16. Nghệ thuật muôn màu
- 1. Bài 29: Kết từ
- 2. Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sân bay
- 3. Bài 29: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- 4. Bài 30: Nghệ thuật múa Ba lê
- 5. Bài 30: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- 6. Bài 30: Đọc mở rộng
- 1. Bài 29. Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- 2. Bài 30. Nghệ thuật múa ba lê
-
Tuần 17. Nghệ thuật muôn màu
- 1. Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
- 2. Bài 31: Luyện tập về kết từ
- 3. Bài 31: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ hoạt hình
- 4. Bài 32: Sự tích chú Tễu
- 5. Bài 32: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- 6. Bài 32: Bộ phim yêu thích
- 1. Bài 31. Một ngôi chùa độc đáo
- 2. Bài 32. Sự tích chú Tễu
-
Tuần 18. Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1
- 1. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2
- 2. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4
- 3. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5
- 4. Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Bố đứng nhìn biển cả
- 5. Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Những điều thú vị về chim di cư
- 6. Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Viết
- 1. Ôn tập tiết 1 và 2
- 2. Ôn tập tiết 5
- 3. Ôn tập tiết 3 và 4 tuần 18
-
Tuần 1. Thế giới tuổi thơ
-
Tuần 2. Thế giới tuổi thơ
-
Tuần 3. Thế giới tuổi thơ
-
Tuần 4. Thế giới tuổi thơ
-
Tuần 5. Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 6. Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 7. Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 8. Thiên nhiên kì thú
-
Tuần 9. Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1
-
-
Vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2
-
Tuần 19. Vẻ đẹp cuộc sống
- 1. Bài 1: Câu đơn và câu ghép
- 2. Bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 3. Bài 2: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
- 4. Bài 1: Tiếng hát của người đá
- 5. Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
- 6. Bài 2: Đọc mở rộng
- 1. Bài 1. Tiếng hát của người đá
- 2. Bài 2. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
-
Tuần 20. Vẻ đẹp cuộc sống
-
Tuần 21. Vẻ đẹp cuộc sống
-
Tuần 22. Vẻ đẹp cuộc sống
-
Tuần 23. Hương sắc trăm miền
- 1. Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- 2. Bài 9: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
- 3. Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- 4. Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
- 5. Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- 6. Bài 10: Đọc mở rộng
- 1. Bài 9. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- 2. Bài 10. Những búp chè trên cây cổ thụ
-
Tuần 24. Hương sắc trăm miền
- 1. Bài 11: Hương cốm mùa thu
- 2. Bài 11: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- 3. Bài 11: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- 4. Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm
- 5. Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- 6. Bài 12: Địa điểm tham quan, du lịch
- 1. Bài 11. Hương cốm mùa thu
- 2. Bài 12. Vũ điệu trên nền thổ cẩm
-
Tuần 25. Hương sắc trăm miền
- 1. Bài 13: Đàn t'rưng - Tiếng ca đại ngàn
- 2. Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- 3. Bài 13: Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động
- 4. Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười
- 5. Bài 14: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1)
- 6. Bài 14: Đọc mở rộng
- 1. Bài 13. Tiếng đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn
- 2. Bài 14. Đường quê Đồng Tháp Mười
-
Tuần 26. Hương sắc trăm miền
- 1. Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi
- 2. Bài 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- 3. Bài 15: Đánh giá, chỉnh sửa chương trình hoạt động
- 4. Bài 16: Về thăm đất mũi
- 5. Bài 16: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2)
- 6. Bài 16: Sản vật địa phương
- 1. Bài 15. Xuồng ba lá quê tôi
- 2. Bài 16. Về thăm Đất Mũi
-
Tuần 27. Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2
- 1. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2
- 2. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4
- 3. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5
- 4. Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mưa
- 5. Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mùa mật mới
- 6. Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Viết
- 1. Ôn tập tiết 1 và 2
- 2. Ôn tập tiết 3 và 4
- 3. Ôn tập tiết 5
-
Tuần 28. Tiếp bước cha ông
- 1. Bài 17: Nghìn năm văn hiến
- 2. Bài 17: Luyện tập về đại từ và kết từ
- 3. Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- 4. Bài 18: Người thầy của muôn đời
- 5. Bài 18: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- 6. Bài 18: Đọc mở rộng
- 1. Bài 17. Nghìn năm văn hiến
- 2. Bài 18. Người thầy của muôn đời
-
Tuần 29. Tiếp bước cha ông
- 1. Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh
- 2. Bài 19: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
- 3. Bài 19: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1)
- 4. Bài 20: Cụ Đồ Chiểu
- 5. Bài 20: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự vật, hiện tượng
- 6. Bài 20: Đền ơn đáp nghĩa
- 1. Bài 19. Danh y Tuệ Tĩnh
- 2. Bài 20. Cụ Đồ Chiểu
-
Tuần 30. Tiếp bước cha ông
- 1. Bài 21: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- 2. Bài 21: Luyện tập về câu ghép
- 3. Bài 21: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 2)
- 4. Bài 22: Bồ đội về làng
- 5. Bài 22: Luyện viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- 6. Bài 22: Đọc mở rộng
- 1. Bài 21. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- 2. Bài 22. Bộ đội về làng
-
Tuần 31. Tiếp bước cha ông
- 1. Bài 23: Về ngôi nhà đang xây
- 2. Bài 23: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng khác biệt
- 3. Bài 23: Luyện tập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- 4. Bài 24: Việt Nam quê hương ta
- 5. Bài 24: Luyện viết bài văn tả phong cảnh
- 6. Bài 24: Di tích lịch sử
- 1. Bài 23. Về ngôi nhà đang xây
- 2. Bài 24. Việt Nam quê hương ta
-
Tuần 32. Thế giới của chúng ta
-
Tuần 33. Thế giới của chúng ta
- 1. Bài 27: Người hùng thầm lặng
- 2. Bài 27: Luyện tập về dấu gạch ngang
- 3. Bài 27: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 4. Bài 28: Giờ trái đất
- 5. Bài 28: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 6. Bài 28: Trải nghiệm ngày hè
- 1. Bài 27. Một người hùng thầm lặng
- 2. Bài 28. Giờ Trái Đất
-
Tuần 34. Thế giới của chúng ta
- 1. Bài 29: Điện thoại di động
- 2. Bài 29: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- 3. Bài 29: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 4. Bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa
- 5. Bài 30: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 6. Bài 30: Đọc mở rộng
- 1. Bài 29. Điện thoại di động
- 2. Bài 30. Thành phố thông minh Mát-xđa
-
Tuần 35. Ôn tập và đánh giá cuối năm học
- 1. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2
- 2. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4
- 3. Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5
- 4. Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình
- 5. Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng
- 6. Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết
- 1. Giải Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 1 và 2
- 2. Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 3 và 4
- 3. Ôn tập và đánh giá cuối kì tiết 5
-
Giải Bài 21. Thế giới trong trang sách VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
LTVC 1
Giải Câu 1 trang 82 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Dấu gạch ngang trong các câu ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập 1, trang 106) được dùng để làm gì? Đánh dấu ✔ vào ô trống trước câu trả lời đúng.
-
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-
Đánh dấu các ý liệt kê.
-
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
-
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và kiến thức về công dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
-
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-
Đánh dấu các ý liệt kê.
-
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
-
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
LTVC 2
Giải Câu 2 trang 82 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Nêu đặc điểm vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp được nêu ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107).
Vị trí | Công dụng | |
a |
|
|
b |
|
|
c |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và nhớ lại đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Vị trí | Công dụng | |
a | Nằm ở giữa câu | Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích |
b | Ở đầu mỗi câu | Đánh dấu các ý liệt kê |
c | Nằm ở giữa câu | Nối các từ ngữ trong một liên danh |
LTVC 3
Giải Câu 3 trang 83 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Cho biết dấu gạch ngang trong câu nào của đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 107) dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để tìm ra câu văn có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Lời giải chi tiết:
Câu văn có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích:
- (1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là "cha đẻ của khoa học viễn tưởng" – rất thích du lịch tới các miền xa xôi.
- (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây.
LTVC 4
Giải Câu 4 trang 83 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Lê Thánh Tông - vị vua anh minh của triều đại Lê Sơ - là người đã đưa nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng. Ông không chỉ nổi tiếng với tài năng chính trị, mà còn với tinh thần cải cách mạnh mẽ - đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy giáo dục và pháp luật. Thời kỳ trị vì của ông - kéo dài hơn 30 năm - được coi là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc với sự nghiệp dựng nước và giữ nước vững mạnh.
LTVC 5
Giải Câu 5 trang 83 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Có thể thay dấu gạch ngang cho dấu câu nào trong đoạn văn dưới đây. Viết lại đoạn văn sau khi đã thay dấu câu.
Vích-to Huy-gô (nhà văn nổi tiếng người Pháp) đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiệt xuất. Một lần, Huy-gô đến thăm nước Phổ (nước Đức bây giờ). Tới biên giới Pháp – Phổ, nhân viên hải quan hỏi ông: "Xin ông cho biết ông đang làm nghề gì." Huy-gô trả lời: "Nghề viết." Nhân viên hải quan giải thích: "Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì cơ." Huy-gô cười đáp: "À, bằng... ngòi bút.".
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và suy nghĩ làm bài.
Lời giải chi tiết:
-
Có thể thay dấu ngoặc đơn bằng dấu gạch ngang.
-
Viết lại đoạn văn: Vích-to Huy-gô - nhà văn nổi tiếng người Pháp - đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiệt xuất. Một lần, Huy-gô đến thăm nước Phổ - nước Đức bây giờ. Tới biên giới Pháp – Phổ, nhân viên hải quan hỏi ông: “Xin ông cho biết ông đang làm nghề gì.” Huy-gô trả lời: “Nghề viết.” Nhân viên hải quan giải thích: “Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì cơ.” Huy-gô cười đáp: “À, bằng... ngòi bút.”
Viết 1
Giải Câu 1 trang 84 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc câu chuyện Không nên phá tổ chim ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và trả lời câu hỏi.
a. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
b. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
c. Viết 2 - 3 câu về những điều em học được từ câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Người chị khuyên em không nên phá tổ chim vì: lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.
b. Theo lời người chị, loài chim có ích đối với con người là: chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.
c. Từ câu chuyện, em học được rằng cần phải biết yêu thương và bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là những sinh linh nhỏ bé như chim non. Hành động bắt chim non không chỉ khiến chúng bị xa mẹ và có thể chết, mà còn làm tổn thương đến tình cảm của chim mẹ. Vì vậy, em nhận ra rằng mình nên sống có trách nhiệm hơn và tôn trọng thiên nhiên.
Viết 2
Giải Câu 2 trang 84 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 108) và thực hiện yêu cầu.
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn?
b. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn. Nối ý nêu ở nội dung ở cột bên phải tương ứng với mỗi phần ở cột bên trái.
Mở đầu Từ đầu đến ……………… | Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân. | |
Triển khai Tiếp theo đến ……………. | Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện. | |
Kết thúc Phần còn lại | - Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện. - Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện. |
c. Tìm trong đoạn văn những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc người viết.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
b. Mở đầu: Từ đầu đến khó quên
-
Nội dung: Giới thiệu câu chuyện Không nên phá tổ chim và nêu ấn tượng chung về câu chuyện
Triển khai: Tiếp theo đến của muôn loài
- Nội dung:
-
Nêu nội dung chính, những chi tiết gây ấn tượng trong câu chuyện.
-
Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện.
Kết thúc: Phần còn lại.
-
Nội dung: Nhấn mạnh ấn tượng của câu chuyện đối với bản thân.
c. Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:
-
Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.
-
Những câu văn:
- Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.
- Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.
- Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.
- Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.
Viết 3
Giải Câu 3 trang 85 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Ghi lại những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để rút ra những điểm cần lưu ý.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần:
-
Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
-
Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
-
Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
-
Người viết cần lưu ý:
+ Sử dụng ngôn từ chân thực, thể hiện đúng cảm xúc của bạn.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ,...) để tạo sự sâu sắc và lay động cho đoạn văn.
+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cảm xúc và nội dung câu chuyện để người đọc có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn một cách rõ ràng và chân thật.
Vận dụng
Trang 86 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học. Ghi lại thông tin về câu chuyện em đọc được.
-
Tên câu chuyện:
-
Tên nhân vật:
-
Ấn tượng về nhân vật:
…………………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học qua sách báo, internet, …
Lời giải chi tiết:
-
Tên câu chuyện: Akira Yoshino và cuộc hành trình tạo ra pin lithium-ion
-
Tên nhân vật: Akira Yoshino
-
Ấn tượng về nhân vật: Akira Yoshino là một nhà khoa học Nhật Bản, người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu và phát triển công nghệ pin. Ông là người có công lớn trong việc phát minh ra pin lithium-ion, loại pin được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị di động ngày nay. Sự đam mê học hỏi và không ngừng nghiên cứu của ông đã dẫn đến một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, giúp thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Yoshino là biểu tượng của sự kiên trì và niềm đam mê với khoa học, ông luôn tìm cách cải thiện và tối ưu hóa những gì mình đã tạo ra, không bao giờ dừng lại ở thành công ban đầu. Tinh thần học tập suốt đời của ông là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều thế hệ nhà khoa học trẻ.