- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2 Kết nối tri thức
- TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện từ và câu
Câu 1:
Đề bài:
Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Qua biên giới Việt □ Lào, chúng ta được đặt chân tới một đất nước có nhiều thắng cảnh độc đáo:
□ Cố đô Luông Pha Bang cổ kính và yên bình
□ Cánh đồng Chum với hơn hai nghìn chiếc chum bằng đá đủ hình dạng, kích thước
□ Hồ thuỷ điện Nam Ngum thơ mộng bởi sự hoà hợp của trời nước cùng vô số hòn đảo lớn nhỏ.
Ngoài ra, đến Lào, khó có thể bỏ qua những địa điểm hấp dẫn khác: thủ đô Viêng Chăn, thị trấn Vang Viêng, khu bảo tồn tự nhiên Bò Kẹo,...
(Theo Tiến Dũng)
Nêu công dụng của dấu câu em đã điền.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, điền dấu câu thích hợp và nêu công dụng của dấu câu đó.
Lời giải chi tiết:
Qua biên giới Việt - Lào, chúng ta được đặt chân tới một đất nước có nhiều thắng cảnh độc đáo:
- Cố đô Luông Pha Bang cổ kính và yên bình.
- Cánh đồng Chum với hơn hai nghìn chiếc chum bằng đá đủ hình dạng, kích thước.
- Hồ thủy điện Nam Ngum thơ mộng bởi sự hòa hợp của trời nước cùng vô số hòn đảo lớn nhỏ.
Ngoài ra, đến Lào, khó có thể bỏ qua những địa điểm hấp dẫn khác: thủ đô Viêng Chăn, thị trấn Vang Viêng, khu bảo tồn tự nhiên Bò Kẹo,....
=> Công dụng:
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 2
Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy viết lại đoạn văn sau khi đã khôi phục những dấu câu đó.
a. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện Nàng Bạch Tuyết trong tập Truyện cổ Grim.
(Theo Liên Vũ)
b. Trần Văn Cẩn 1910 – 1994 là hoạ sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh “Em Thúy" 1943 dựa trên nguyên mẫu cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô-xtrây-li-a phục chế năm 2004.
(Theo Nguyễn Hoàng Anh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn văn và đặt các dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện "Nàng Bạch Tuyết" trong tập "Truyện cổ Grim".
b. Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) là họa sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh " Em Thúy" 1943 dựa trên nguyên mẫu cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô-xtrây-li-a phục chế năm 2004.
Câu 3
Viết 1 – 2 câu có sử dụng một trong các dấu câu sau:
a. Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê.
b. Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu.
c. Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê.
Nội quy của trường học:
- Không vứt rác bừa bãi
- Không gây ồn ào
- Không nói tục, đánh nhau
b. Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu.
“Tác phẩm "Bài học đầu tiên" trích từ bộ "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài.
c. Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
Thanh Tịnh (1911- 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại thành phố Huế.
Câu 4
Chuyển câu dưới đây thành câu có sử dụng dấu gạch ngang và nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, biển hồ Tôn-lê Sáp,......
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn:
- Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,
- Biển hồ Tôn-lê Sáp,......
=> Công dụng: Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê.
Viết
VIẾT THƯ
Đề bài: Viết thư điện tử cho một người bạn ở xa mà đã lâu em chưa gặp.
Câu 1:
Đề bài:
Viết thư điện tử theo yêu cầu của đề bài.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết thư điện tử dựa theo yêu cầu đề.
Gợi ý:
- Chủ đề thư (ví dụ: Thư thăm bạn,...).
- Nội dung thư:
- Tệp đính kèm (ví dụ: video, tranh ảnh,...).
Lời giải chi tiết:
Đến: [email protected]
Chủ đề: Thư thăm bạn
Ngọc Anh thân yêu!
Hôm nay, mình mới có thời gian để ngồi viết là thứ này cho bạn. Gia đình bạn đã chuyển đến Đà Lạt được hai năm rồi. Mình rất thắc mắc về cuộc sống của bạn ở Đà Lạt. Bố mẹ bạn có khỏe không? Bạn đã quen được nhiều bạn mới chưa?
Còn mọi người trong gia đình đều khỏe. Công việc của bố mẹ mình vẫn bận rộn. Còn việc học tập của mình thì rất tốt. Học kì một vừa rồi, mình đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đó. Cô giáo chủ nhiệm của lớp mình năm nay là cô Phương Anh. Cô mới chuyển đến trường mình được một năm thôi. Cô rất dịu dàng, quan tâm đến học sinh. Mình rất yêu quý cô. Cả lớp mình vẫn cùng nhau cố gắng học tập. Các bạn trong lớp thường hỏi mình về tình hình của bạn. Cả lớp đều rất nhớ bạn đấy. Mình cũng vậy.
Khi nào được nghỉ hè, bạn nhớ về thăm mình nhé. Thôi, thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Chúng mình hãy cùng nhau cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt trong học kì này nhé.
Bạn thân của cậu
Lan Anh
Nguyễn Lan Anh
Câu 2
Nghe thầy cô giáo nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn.
Các lỗi cụ thể | Sửa lại từng lỗi |
|
|
Phương pháp giải:
Em lắng nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
Em lắng nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn.
Vận dụng
Trao đổi với người thân về nội dung thư điện tử mà em đã viết và ghi lại những góp ý của người thân.
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi với người thân về nội dung thư điện tử mà em đã viết và ghi lại những góp ý của người thân.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành trao đổi với người thân về nội dung thư điện tử mà em đã viết và ghi lại những góp ý của người thân.