Giải bài 4 trang 36 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Tìm toạ độ tâm đối xứng \(I\) của đồ thị hàm số sau theo tham số \(m\):

\(y = f\left( x \right) = \left( {2 - m} \right){x^3} - 3{x^2} + 2\).

Chứng tỏ khi \(m\) thay đổi, \(I\) luôn thuộc một parabol xác định.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

‒ Hoành độ tâm đối xứng là nghiệm của phương trình $y''=0$.

‒ Biểu diễn \({y_I}\) theo \({x_I}\).

Lời giải chi tiết

Để hàm số đã cho là hàm số bậc ba, ta cần có điều kiện: \(2 - m \ne 0\) hay \(m \ne 2\). (*)

\(y'=3\left( 2-m \right){{x}^{2}}-6x;y''=6\left( 2-m \right)x-6;y''=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2-m}\).

Vậy \({x_I} = \frac{1}{{2 - m}}\).

Tâm đối xứng \(I\) của đồ thị hàm số có tung độ:

\({y_I} = \left( {2 - m} \right).{\left( {\frac{1}{{2 - m}}} \right)^3} - 3.{\left( {\frac{1}{{2 - m}}} \right)^2} + 2 = 2 - \frac{2}{{{{\left( {2 - m} \right)}^2}}} = 2 - 2.{\left( {\frac{1}{{2 - m}}} \right)^2} =  - 2x_I^2 + 2\).

Vậy \({y_I}\) là một hàm số bậc hai theo \({x_I}\).

Suy ra tâm đối xứng \(I\) của đồ thị hàm số đã cho luôn thuộc một parabol, đó là đồ thị hàm số bậc hai \(y =  - 2{x^2} + 2\).

Mặt khác \({x_I} = \frac{1}{{2 - m}}\) nên \(m = 2 - \frac{1}{{{x_I}}}\).

Do \(m \ne 2\) nên \(2 - \frac{1}{{{x_I}}} \ne 2 \Leftrightarrow \frac{1}{{{x_I}}} \ne 0\) (luôn đúng với mọi \({x_I} \in \mathbb{R}\)).

Vậy khi \(m\) thay đổi, \(I\) luôn thuộc parabol \(y =  - 2{x^2} + 2\).