- Trang chủ
- Lớp 6
- Lịch sử và Địa lí Lớp 6
- SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
- SBT Phần Lịch Sử- CTST
- Chương 5 Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Sách bài tập
-
SBT PHẦN ĐỊA LÍ - CTST
-
Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất - SBT - CTST
-
Chương 2: Trái Đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời - SBT - CTST
-
Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - SBT - CTST
-
Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - SBT - CTST
-
Chương 5: Nước trên Trái Đất - SBT - CTST
-
Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - SBT - CTST
-
Chương 7: Con người và thiên nhiên - SBT - CTST
-
-
SBT Phần Lịch Sử- CTST
-
Chương 1: Tại sao cần học Lịch sử- SBT-CTST
-
Chương 2: Thời kì nguyên thủy-SBT-CTST
-
Chương 3: Xã hội cổ đại- SBT-CTST
-
Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên - SBT-CTST
-
Chương 5 Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Sách bài tập
- Bài 14: Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc- Chân trời sáng tạo
- Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
- Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
- Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
- Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
- Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thể kỉ X
- Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam
-
Giải bài 4 trang 46 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo
Đề bài
Quan sát hình 14.3 và sơ đồ 14.4 trong SGK, tưởng tượng là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ chọn giới thiệu điều gì về di tích thành Cổ Loa? Hãy viết một đoạn văn ngắn về điều em muốn nói.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan sát hình 14.3 và sơ đồ 14.4 và tìm kiếm thêm tư liệu về thành Cổ Loa
Lời giải chi tiết
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).
Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.