- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Giải Bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện từ và câu
Câu 1:
Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 24 – 25) những danh từ phù hợp với mỗi nhóm.
Danh từ chỉ thời gian | Danh từ chỉ con vật | Danh từ chỉ cây cối |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm ra các danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối.
Lời giải chi tiết:
Danh từ chỉ thời gian | Danh từ chỉ con vật | Danh từ chỉ cây cối |
đêm đêm, một ngày | vành khuyên | lá, bưởi, cỏ |
Câu 2
Viết tiếp các danh từ chỉ người cho mỗi nhóm.
Phương pháp giải:
Em quan sát các bức tranh và viết viết danh từ chỉ người cho mỗi nhóm.
Lời giải chi tiết:
Trong gia đình: mẹ, bố, ông, bà, anh, chị, em, cháu,..
Trong trường học: thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, hiệu phó, bạn bè, học sinh, sinh viên,...
Trong trận bóng đá: cầu thủ, tiền vệ, thủ môn, hậu vệ, tiền đạo,...
Câu 3
Điền danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên vào chỗ trống.
Buổi trưa, mặt trời tỏa …………. gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu…………..đen kéo tới, che kín cả bầu trời………….cuồn cuộn thổi. …………loé lên từng hồi sáng rực. …………nổ đì đùng. Rồi……….ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước.
(Theo Phạm Khải)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nội dung đoạn văn và tìm danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Buổi sáng, mặt trời toả ánh nắng gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu mây đen kéo tới, che kín bầu trời, gió cuồn cuộn thổi, chớp loé lên từng hồi sáng rực, sấm nổ đì đùng. Rồi mưa ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước.
Câu 4
Đặt câu có chứa danh từ:
a. Chỉ một buổi trong ngày |
|
b. Chỉ một ngày trong tuần |
|
c. Chỉ một mùa trong năm |
|
Phương pháp giải:
Em tìm các danh từ và tiến hành đặt câu.
a. Chỉ một buổi trong ngày: sáng, chiều, tối.
b. Chỉ một ngày trong tuần: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ 7, chủ nhật.
c. Chỉ một mùa trong năm: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ một buổi trong ngày | Chiều nay, em và các bạn sẽ cùng chơi đá bóng. |
b. Chỉ một ngày trong tuần | Vào chủ nhật, cả gia đình em sẽ về quê chơi. |
c. Chỉ một mùa trong năm | Mùa hè là mùa chúng em được nghỉ hè. |
Câu 5
Gạch dưới danh từ chỉ vật không cùng loại trong mỗi nhóm.
a. vở, bút, giường, sách, tẩy
b. núi, đồi, sông, nhà, biển
c. xe, quần, áo, khăn, mũ
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các danh từ chỉ vật trong mỗi nhóm để tìm ra từ không cùng loại.
Lời giải chi tiết:
a. vở, bút, giường, sách, tẩy
b. núi, đồi, sông, nhà, biển
c. xe, quần, áo, khăn, mũ
Câu 6
Viết đoạn văn 3 – 4 câu, mỗi câu chứa ít nhất một danh từ chỉ đồ vật. Gạch dưới các danh từ đó.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết đoạn văn có chứa danh từ chỉ đồ vật và gạch chân.
Lời giải chi tiết:
Cây bút có chiều dài khoảng mười lăm xăng-ti-mét, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi.
Viết
Câu 1:
Đọc lại đoạn văn em viết, ghi lại các lỗi cần sửa.
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn văn em viết, ghi lại các lỗi cần sửa.
- Cách viết mở đầu, triển khai, kết thúc;
- Cách trình bày lí do và dẫn chứng;
- Cách dùng từ, đặt câu;
- Chính tả.
Lời giải chi tiết:
Em đọc lại đoạn văn em viết, ghi lại các lỗi cần sửa.
Câu 2
Ghi lại những điều em muốn học tập sau khi đọc bài của bạn.
Phương pháp giải:
Em đọc bài làm của bạn và ghi lại những điều em muốn học tập.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Cách viết mở đầu, triển khai, kết thúc: Sử dụng mở bài gián tiếp, cách kết thúc là câu cảm thán ấn tượng.
- Cách trình bày lí do và dẫn chứng: rõ ràng, rành mạnh
- Cách dùng từ, đặt câu: sử dụng các câu nêu cảm xúc, từ ngữ ấn tượng.
- Chính tả: không viết sai chính tả, không tẩy xóa.
Câu 3
Dựa vào các ý đã chỉnh sửa, viết lại một đoạn văn trong bài viết của em cho hay hơn.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết lại một số câu văn cho hay hơn.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành viết lại một số câu văn cho hay hơn.
Vận dụng
Viết các danh từ thích hợp với mỗi nhóm.
Danh từ chỉ động vật hoang dã | Danh từ chỉ cây ăn quả |
|
|
Phương pháp giải:
Em tìm và viết các danh từ chỉ động vật hoang dã và danh từ chỉ cây ăn quả.
Lời giải chi tiết:
Danh từ chỉ động vật hoang dã | Danh từ chỉ cây ăn quả |
hổ, sư tử, sói, hươu,.. | cây ổi, cây xoài, cây na, cây cam, cây vú sữa, cây mít,… |