- Trang chủ
- Lớp 4
- Tiếng việt Lớp 4
- VBT Tiếng Việt Lớp 4 Kết nối tri thức
- VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1 Kết nối tri thức
- TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
-
TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 3: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 4: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
-
TUẦN 5: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 6: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 7: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 8: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
-
TUẦN 10: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 11: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 12: NIỀM VUI SÁNG TẠO
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 21: Tính từ
- 3. Bài 21: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 4. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- 5. Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- 6. Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ
- 1. Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- 2. Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
-
TUẦN 13: NIỀM VUI SÁNG TẠO
-
TUẦN 14: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 15: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 16: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 17: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
-
TUẦN 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
-
TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
-
-
VBT TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
-
TUẦN 19: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 20: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 3: Hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 4. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
- 5. Bài 4: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 4: Đọc mở rộng
- 1. Bài 3: Ông Bụt đã đến
- 2. Bài 4: Quả ngọt cuối mùa
-
TUẦN 21: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 5: Luyện tập về chủ ngữ
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 4. Bài 6: Tiếng ru
- 5. Bài 6: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- 6. Bài 6: Kể chuyện bài học quý
- 1. Bài 5: Tờ báo tường của tôi
- 2. Bài 6: Tiếng ru
-
TUẦN 22: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
-
TUẦN 23: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 9: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
- 3. Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
- 4. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- 5. Bài 10: Viết bài văn kể lại một câu chuyện
- 6. Bài 10: Những tấm gương sáng
- 1. Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên
- 2. Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
-
TUẦN 24: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 25: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 26: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-
TUẦN 28: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 29: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 30: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 31: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI
-
TUẦN 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
-
TUẦN 32: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 33: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 34: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
-
TUẦN 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
-
Giải Bài 6: Nghệ sĩ trống VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết
Câu 1:
Đọc báo cáo thảo luận nhóm ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập mộ trang 28) và trả lời câu hỏi.
a. Báo cáo viết về vấn đề gì?
b. Ai là người viết báo cáo? Báo cáo được gửi cho ai?
c. Báo cáo gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ báo cáo và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Báo cáo trên viết kế hoạch chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
b. Báo cáo do nhóm trưởng Vũ Quang Anh viết và được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 4A.
c. Báo cáo gồm 5 phần:
- Phần 1: Tiêu đề, người nhận
- Phần 2: Thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận
- Phần 3: Thành phần tham gia thảo luận
- Phần 4: Kết quả thảo luận
- Phần 5: Người viết (chữ kí, họ và tên)
Câu 2
Theo em, cần lưu ý những gì khi viết báo cáo thảo luận nhóm?
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi với bạn về những lưu ý khi viết báo cáo thảo luận.
Gợi ý:
- Tiêu đề
- Người viết, người nhận
- Nội dung
- Cách trình bày
Lời giải chi tiết:
Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm 3 phần:
- Phần đầu (tiêu đề, người nhận).
- Phần chính (thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận, người tham gia thảo luận, kết quả thảo luận).
- Phần cuối (chữ kí và tên của người viết báo cáo).
Nói và nghe
BỐN ANH TÀI
(Theo Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1:
Quan sát tranh minh hoạ và nghe kể câu chuyện Bốn anh tài (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 29), ghi lại những chi tiết quan trọng.
Phương pháp giải:
Em nghe kể chuyện, quan sát tranh và ghi lại câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai còn sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
- Tranh 2: Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
- Tranh 3: Những người bạn của Cẩu Khây đã chiến đấu với yêu tinh:
Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
- Tranh 4: Yêu tinh đã bị diệt trừ. Từ đấy, bản làng lại đông vui, cuộc sống của dân lại bình yên trở lại.
Câu 2
Dựa vào nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi.
a. Vì sao Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh?
b. Cẩu Khây tìm được những người bạn nào để cùng diệt yêu tinh
c. Cẩu Khây và những người bạn đã chiến đấu với yêu tinh như thế nào?
d. Câu chuyện kết thúc ra sao?
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung câu chuyện và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai còn sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
b. Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
c. Những người bạn của Cẩu Khây đã chiến đấu với yêu tinh:
Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
d. Yêu tinh đã bị diệt trừ. Từ đấy, bản làng lại đông vui, cuộc sống của dân lại bình yên trở lại.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
- Tên câu chuyện
- Tác giả:
- Tên nhân vật
- Điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách:
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách qua sách báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
- Tên câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn
- Tác giả: Nikolai Nosov
- Tên nhân vật: Mít Đặc, Biết Tuốt.
- Điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách:
+ Mít Đặc là một cậu bé nổi đình đám nhất với những ý nghĩ nghịch ngợm và kỳ quặc.
+ Trái ngược lại với Mít Đặc là Biết Tuốt, một cậu bé hiểu biết rộng, chững chạc và thường bị Mít Đặc ghen tị.
+ Các cô bé, cậu bé này biết làm thành thạo những công việc của một người lớn như biết sửa xe, vẽ tranh, làm khinh khí cầu, làm thơ, chữa bệnh...