- Trang chủ
- Lớp 6
- Lịch sử và Địa lí Lớp 6
- SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
- SBT PHẦN ĐỊA LÍ - KNTT
- Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - SBT - KNTT
-
SBT PHẦN ĐỊA LÍ - KNTT
-
Bài mở đầu - KNTT
-
Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất - SBT - KNTT
-
Chương 2: Trái Đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời - SBT - KNTT
-
Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - SBT - KNTT
-
Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - SBT - KNTT
-
Chương 5: Nước trên Trái Đất - SBT - KNTT
-
Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - SBT - KNTT
-
Chương 7: Con người và thiên nhiên - SBT - KNTT
-
-
SBT- Phần Lịch Sử- KNTT
-
Chương 1: Vì sao phải học Lịch sử - SBT
-
Chương 2: Xã hội nguyên thủy- Sách bài tập
-
Chương 3: Xã hội cổ đại- Sách bài tập
-
Chương 4 Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên - Sách bài tập
-
Chương 5 Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII đến trước thế kỉ X - Sách bài tập
- Bài 14: Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
- Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
- Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
- Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Bài 20: Vương quốc Phù Nam
-
Giải bài 6 trang 58 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài
Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân loại. Em hãy tìm hiểu thông tin để viết một bài tuyên truyền về bảo vệ rừng nhiệt đới. (Gợi ý các nội dung: tầm quan trọng của rừng nhiệt đới, sự suy giảm của rừng nhiệt đới, các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Vận dụng các kiến thức đã học về rừng nhiệt đới để viết bài tuyên truyền.
Lời giải chi tiết
Học sinh tự hoàn thiện bài theo truyền của mình theo các gợi ý sau:
- Tầm quan trọng của rừng nhiệt đới:
+ Là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật;
+ Điều hòa khí hậu;
+ Góp phần hạn chế một số thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lở đất;
+ Cung cấp các loại thuốc quý, thức ăn cho con người;
+ Giá trị về du lịch.
- Sự suy giảm rừng nhiệt đới:
+ Rừng nhiệt đới đang ngày càng suy giảm nhanh chóng. Năm 2016 là năm có tốc độ rừng suy giảm lớn nhất, chủ yếu do hiện tượng El Nino và cháy rừng không được kiểm soát ở Brazil và Indonesia. Đó là chưa kể các nguyên nhân khác, trong đó có việc phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt thiếu bền vững.
+ 5 quốc gia có diện tích rừng nguyên sinh mất đi nhiều nhất thế giới là Brazil (13.500km2), Congo (4.800km2), Indonesia (3.400km2), Colombia (1.800km2) và Bolivia (1.500km2).
+ Theo các nhà khoa học, cứ mỗi phút, diện tích rừng tương đương với 30 sân bóng đá bị mất đi. Đáng lo ngại, khoảng 1/3 diện tích rừng bị phá hủy là rừng nhiệt đới nguyên sinh - nơi có nhiều loài động vật hoang dã phong phú nhất hành tinh và là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 vốn là “thủ phạm” của tình trạng Trái đất nóng lên.
- Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới:
+ Xây dựng kế hoạch khai thác rừng một cách hợp lí;
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia;
+ Phòng chống cháy rừng;
+ Vận động đồng bào định canh định cư;
+ Trồng rừng;
+ Tăng cường giáo dục bảo vệ rừng.