- Trang chủ
- Lớp 8
- Toán học Lớp 8
- Lý thuyết Toán 8 Lớp 8
- Chương 7. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
- Giải bài toán bằng cách lập phương trình
-
Chương 1. Đa thức
-
Chương 2. Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
-
Các hằng đẳng thức đáng nhớ
-
Phân tích đa thức thành nhân tử
- 1. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp đặt nhân tử chung là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử như thế nào?
- 2. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp sử dụng hằng đẳng thức là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức như thế nào?
- 3. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp nhóm hạng tử là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm hạng tử như thế nào?
-
-
Chương 3. Tứ giác
-
Chương 4. Định lí Thalès
-
Chương 5. Dữ liệu và biểu đồ
-
Chương 6. Phân thức đại số
-
Chương 7. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
-
Chương 8. Mở đầu về tính xác suất của biến cố
-
Chương 9. Tam giác đồng dạng
-
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
1. Lý thuyết
- Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn: Trong thực tế, nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau. Nếu kí hiệu một trong các đại lượng đó là x thì các đại lượng khác có thể biểu diễn dưới dạng một biểu thức của biến x.
- Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:
+ Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
+ Bước 2: Giải phương trình.
+ Bước 3: Kết luận
Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không , rồi kết luận.
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Hiệu hai số là 12. Nếu chia số bé cho 7 và lớn cho 5 thì thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai là 4 đơn vị. Tìm hai số đó.
Phương pháp giải:
- Gọi số bé là x, biểu diễn số lớn theo x. Dựa vào dữ kiện đề bài, lập phương trình.
- Giải phương trình trên.
- So sánh điều kiện để kết luận.
Lời giải chi tiết:
Gọi số bé là \(x\) .
Số lớn là \(x + 12\) .
Chia số bé cho 7 ta được thương là : \(\frac{x}{7}\).
Chia số lớn cho 5 ta được thương là: \(\frac{{x + 12}}{5}\)
Vì thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai 4 đơn vị nên ta có phương trình: \(\frac{{x + 12}}{5} - \frac{x}{7} = 4\)
Giải phương trình ta được \(x = 28\)
Vậy số bé là 28.
Số lớn là: 28 +12 = 40.