Giải mục 4 trang 78, 79, 80 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 78 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tìm số điểm chung của hai đường tròn (O) và (O’) trong mỗi trường hợp sau:

1_10.png

Phương pháp giải:

Nhìn vào hình để xác định điểm chung của hai đường tròn.

Lời giải chi tiết:

a) Không có điểm chung

b) Không có điểm chung

c) Một điểm chung M

d) Một điểm chung M

e) Hai điểm chung M và N.

HĐ5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 5 trang 79 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho hai đường tròn phân biệt (O;R) và (O’;R’) với R \( \ge \) R’.

Hãy so sánh OO’ với R + R’ và R – R’ trong mỗi trường hợp sau:

Trường hợp 1: (O;R) và (O’;R’) không có điểm chung (Hình 15).

1_11.png

Trường hợp 2: (O;R) và (O’;R’) chỉ có 1 điểm chung (Hình 16).

1_13.png

Trường hợp 3: (O;R) và (O’;R’) có đúng 2 điểm chung (Hình 17).

1_14.png

Phương pháp giải:

Nhìn vào hình để so sánh

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: (O;R) và (O’;R’) không có điểm chung (Hình 15).

Hình 15a: OO’ > R + R’ ; OO’ > R – R’

Hình 15b: OO’ > R + R’; OO’ < R – R’

Trường hợp 2: (O;R) và (O’;R’) chỉ có 1 điểm chung (Hình 16).

Hình 16a: OO’ = R + R’ ; OO’ > R – R’

Hình 16b: OO’ < R + R’; OO’ = R – R’

Trường hợp 3: (O;R) và (O’;R’) có đúng 2 điểm chung (Hình 17).

OO’ < R + R’ ; OO’ > R – R’.

TH3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 80 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Xác định vị trí tương đối giữa hai đường tròn (I;R) và (J;R’) trong mỗi trường hợp sau:

a) IJ = 5; R = 3; R’ = 2

b) IJ = 4; R = 11; R’ = 7

c) IJ = 6; R = 9; R’ = 4

d) IJ = 10; R = 4; R’ = 1

Phương pháp giải:

Dựa vào VD5 trang 80 làm tương tự.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 5 = 3 + 2 nên IJ = R + R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) tiếp xúc ngoài.

b) Ta có 4 = 11 – 7 nên IJ = R - R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) tiếp xúc trong.

c) Ta có 9 – 4 < 6 < 9 + 4 nên R - R’ < IJ < R + R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) cắt nhau.

d) Ta có 10 > 4 + 1 nên IJ > R - R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) ở ngoài nhau.

VD3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 81 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Mô tả  vị trí tương đối giữa mỗi cặp đường tròn trong hình chụp bộ cồng chiêng Tây Nguyên trong Hình 18.

1_15.png

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa về vị trí tương đối của hai đường tròn để xác định.

Lời giải chi tiết:

a) Hai đường tròn không giao nhau

b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau

c) Hai đường tròn cắt nhau.

VD4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Vận dụng 4 trang 81 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Dùng compa đo bán kính và vẽ lại các hình trong Hình 19.

1_16.png

Phương pháp giải:

Dùng compa và tự vẽ lại các hình.

Lời giải chi tiết:

Hình 19.a)

- Đặt đầu nhọn vào tâm đường tròn lớn, mở cung của compa sao cho đầu bút nằm trên đường tròn lớn, vẽ lại vào vở được đường tròn lớn.

1_17.png

- Kẻ đường kính AB của đường tròn lớn

2_1.png

- Chia đường kính thành 4 đoạn thẳng bằng nhau.

3.png

- Từ điểm C vẽ nửa đường tròn phía trên bán kính AC.

- Từ điểm D vẽ nửa đường tròn phía dưới bán kính DB.

4.png

- Xóa tên các điểm vừa đặt, ta được hình 19.a.

2023-06-01-135013.png

Em có thể tô thêm màu để giống hình trong sách nhé!

Hình 19.b)

Ta sẽ vẽ lần lượt các đường tròn theo thứ tự sau:

1_18.png

Các đường tròn này có cùng một tâm nên ta chỉ cần xác định 1 tâm để vẽ tất cả các đường tròn.

- Vẽ đường tròn 1: Đặt đầu nhọn vào tâm đường tròn trong sách, mở cung của compa sao cho đầu bút nằm trên đường tròn 1, vẽ lại vào vở được đường tròn 1.

2_2.png

- Vẽ đường tròn 2: Đặt đầu nhọn vào tâm đường tròn trong sách, mở cung của compa sao cho đầu bút nằm trên đường tròn 2, vẽ lại vào vở được đường tròn 2.

3_1.png

- Làm tương tự với đường tròn 3, 4, 5, như vậy ta có hình 19.b.

4_1.png

Em có thể tô thêm màu để giống hình trong sách nhé!