- Trang chủ
- Lớp 4
- Toán học Lớp 4
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4 Lớp 4
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4 - Tập 2
- Tuần 34: Ôn tập về: Đại lượng, hình học, tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
-
Bài tập phát triển năng lực Toán - Tập 1
-
Tuần 1: Ôn tập các số đến 100 000. Biểu thức có chứa một chữ
-
Tuần 2: Các số có sáu chữ số. So sánh các số có nhiều chữ số
-
Tuần 3: Dãy số tự nhiên. Viết số tự nhiên trọng hệ thập phân
-
Tuần 4: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. Yến, tạ, tấn. Bảng đơn vị đo khối lượng. Giây, thế kỉ
-
Tuần 5: Tìm số trung bình cộng. Biểu đồ
-
Tuần 6: Luyện tập chung
-
Tuần 7: Biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ. Tính chất giao hoán, kết hơp của phép cộng
-
Tuần 8: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
-
Tuần 9: Hai đường thẳng vuông góc. Hai đường thẳng song song
-
Tuần 10: Nhân với số có một chữ số. Tính chất giao hoán của phép nhân
-
Tuần 11: Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000, ... Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có số tận cùng là chữ số 0. Đề-xi-mét vuông. Mét vuông
-
Tuần 12: Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu. Nhân với số có hai chữ số
-
Tuần 13: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Nhân với số có ba chữ số
-
Tuần 14: Chia một tổng cho một số. Chia cho số có một chữ số. Chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số
-
Tuần 15: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. Chia cho số có hai chữ số.
-
Tuần 16: Thương có chữ số 0. Chia cho số có ba chữ số
-
Tuần 17: Luyện tập chung. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5
-
Tuần 18: Dấu hiệu chia hết cho 9, 3. Luyện tập chung
-
-
Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4 - Tập 2
-
Tuần 19: Ki-lô-mét vuông. Hình bình hành. Diện tích hình bình hành
-
Tuần 20. Phân số. Phân số và phép chia số tự nhiên. Phân số bằng nhau
-
Tuần 21: Rút gọn phân số. Quy đồng mẫu số các phân số
-
Tuần 22: Luyện tập chung. So sánh hai phân số
-
Tuần 23: Luyện tập chung. Phép cộng phân số
-
Tuần 24: Luyện tập về phép cộng phân số. Phép trừ phân số. Luyện tập chung
-
Tuần 25: Phép nhân phân số. Tìm phân số của một số. Phép chia phân số
-
Tuần 26: Luyện tập chung
-
Tuần 27: Luyện tập chung. Hình thoi. Diện tích hình thoi
-
Tuần 28: Luyện tập chung. Giới thiệu tỉ số. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
-
Tuần 29: Luyện tập chung về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
-
Tuần 30: Luyện tập chung về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tỉ lệ bản đồ, ứng dụng tỉ lệ bản đồ
-
Tuần 31: Ôn tập về số tự nhiên. Các phép tính với số tự nhiên
-
Tuần 32: Ôn tập về: Các phép tính với số tự nhiên, biểu đồ, phân số
-
Tuần 33: Ôn tập về: Các phép tính với phân số, đại lượng
-
Tuần 34: Ôn tập về: Đại lượng, hình học, tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
-
Tuần 35: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó
-
Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 57 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Câu 8
Triều đại Tây Sơn là một trong số ít triều đại có chiến công hiển hách nhất trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Nhà Tây Sơn kéo dài 24 năm, 3 vị vua: Thái Đức đế Nguyễn Nhạc (1778 – 1788), Thái Tổ Vũ hoàng đế Nguyễn Huệ - Quang Trung (1788 – 1792), Cảnh Thịnh đế Nguyễn Quang Toản (1792 – 1802).
Tính trung bình số năm trị vì của mỗi vị Hoàng đế nhà Tây Sơn.
Phương pháp giải:
- Tìm số năm trị vì của mỗi vị vua
- Trung bình số năm trị vì của mỗi vị Hoàng đế nhà Tây Sơn = tổng số năm ba nhà vua đã trị vì : 3.
Lời giải chi tiết:
Số năm trị vì của vua Nguyễn Nhạc là:
1788 – 1778 = 10 (năm)
Số năm trị vì của vua Nguyễn Huệ là:
1792 – 1788 = 4 (năm)
Số năm trị vì của vua Nguyễn Quang Toản là:
1802 – 1792 = 10 (năm)
Trung bình số năm trị vì của mỗi vị Hoàng đế nhà Tây Sơn là:
(10 + 4 + 10) : 3 = 8 (năm)
Đáp số: 8 năm
Câu 9
Giống cây Sachi (tên gọi tắt của Sacha Inchi), là một loại cây trồng thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ Nam Mĩ. Đây là loại họ Đậu mà hàm lượng Omega 3, 6, 9 trong tinh dầu nhiều nhất.
Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đang trồng thử nghiệm 160 000m2 cây Sachi. Vợ chồng ông Dũng là một trong những hộ đầu tiên trồng thử nghiệm và đã đạt năng suất cao. Lứa đầu, mảnh đất 1000m2 của ông thu được 60kg hạt khô.
a) Nếu với sản lượng như nhà ông Dũng thì 160 000m2 diện tích đất trồng Sachi ở Hoà Bình thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam hạt khô?
b) Với giá thu mua 40 000 đồng mỗi ki-lô-gam hạt khô thì nhà ông Dũng đã thu được bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
a) Số kg hạt khô = (diện tích trồng Sachi : 1000) x 60.
b) Số tiền thu được của ông Dũng = giá tiền của mỗi kg hạt khô x số kg thu hoạch được.
Lời giải chi tiết:
a) 160 000 m² sẽ thu được số kg hạt khô là:
(160 000 : 1000) × 60 = 9600 (kg)
b) Nhà ông Dũng thu được số tiền là:
40 000 x 60 = 2 400 000 (đồng)
Đáp số: a) 9600 kg
b) 2 400 000 đồng
Câu 10
Để phát triển sản xuất, một số nông dân ở Bắc Ninh đã mạnh dạn mở rộng mô hình kinh tế cho gia đình thành kinh tế trang trại. Điển hình là nhà anh Cường với trang trại nuôi gia cầm lấy thịt. Trại nuôi 1350 con vịt, ngan, ngỗng. Số vịt bằng tổng số ngan và ngỗng. Số ngan nhiều hơn số ngỗng là 125 con. Hỏi trang trại nhà anh Cường nuôi mỗi loại bao nhiêu con?
Phương pháp giải:
Bước 1: Số con vịt = tổng số vịt, ngan, ngỗng : 2.
Bước 2: Số con ngỗng = (tổng – hiệu) : 2.
Bước 3: Số con ngan = tổng số con ngan và con ngỗng – số con ngỗng
Lời giải chi tiết:
Vì số con vịt bằng tổng số con ngan và con ngỗng nên số con vịt là:
1350 : 2 = 675 (con)
Số con ngỗng là:
(675 - 125) : 2 = 275(con)
Số con ngan là:
675 - 275 = 400 (con)
Đáp số: vịt: 675 con
ngỗng: 275 con
ngan: 400 con