- Trang chủ
- Lớp 5
- Tiếng việt Lớp 5
- VBT Tiếng Việt Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Tuần 9. Ôn tập giữa học kì 1
-
VBT Tiếng Việt 5 tập 1
-
Tuần 1. Khung trời tuổi thơ
-
Tuần 2. Khung trời tuổi thơ
-
Tuần 3. Khung trời tuổi thơ
- 1. Bài 5: Quà sinh nhật
- 2. Bài 5: Từ đa nghĩa
- 3. Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh
- 4. Bài 6: Tiếng vườn
- 5. Bài 6: Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi
- 6. Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh
- 1. Bài 5. Quà sinh nhật
- 2. Bài 6. Tiếng vườn
-
Tuần 4. Khung trời tuổi thơ
-
Tuần 5. Chủ nhân tương lai
- 1. Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi
- 2. Bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa
- 3. Bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- 4. Bài 2: Thư gửi các học sinh
- 5. Bài 2: Thảo luận về ích lợi của việc đọc sách
- 6. Bài 2: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1)
- 1. Bài 1. Trạng nguyên nhỏ tuổi
- 2. Bài 2. Thư gửi các học sinh
-
Tuần 6. Chủ nhân tương lai
- 1. Bài 3: Nay em mười tuổi
- 2. Bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa
- 3. Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh
- 4. Bài 4: Cậu bé say mê toán học
- 5. Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
- 6. Bài 4: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2)
- 1. Bài 3. Nay em mười tuổi
- 2. Bài 4. Cậu bé say mê toán học
-
Tuần 7. Chủ nhân tương lai
-
Tuần 8. Chủ nhân tương lai
-
Tuần 9. Ôn tập giữa học kì 1
- 1. Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1
- 2. Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 2
- 3. Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3
- 4. Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 4
- 5. Bài: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 5
- 6. Bài: Đánh giá giữa học kì I
- 1. Tiết 2
- 2. Tiết 3
- 3. Tiết 4
- 4. Tiết 5
- 5. Tiết 6 và tiết 7. ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
-
Tuần 10. Chung sống yêu thương
-
Tuần 11. Chung sống yêu thương
-
Tuần 12. Chung sống yêu thương
- 1. Bài 5: Trước ngày Giáng sinh
- 2. Bài 5: Luyện tập về đại từ
- 3. Bài 5: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1)
- 4. Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- 5. Bài 6: Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻ
- 6. Bài 6: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyên sáng tạo.
- 1. Bài 5. Trước ngày Giáng sinh
- 2. Bài 6. Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
-
Tuần 13. Chung sống yêu thương
-
Tuần 14. Cộng đồng gắn bó
- 1. Bài 1: Tiếng rao đêm
- 2. Bài 1: Luyện tập về kết từ
- 3. Bài 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- 4. Bài 2: Một ngày ở Đê Ba
- 5. Bài 2: Trao đổi ý kiến với người thân Chung tay vì cộng đồng
- 6. Bài 2: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- 1. Bài 1. Tiếng rao đêm
- 2. Bài 2. Một ngày ở Đê Ba
-
Tuần 15. Cộng đồng gắn bó
-
Tuần 16. Cộng đồng gắn bó
- 1. Bài 5: Những lá thư
- 2. Bài 5: Luyện tập về đại từ và kết tập
- 3. Bài 5: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
- 4. Bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng
- 5. Bài 6: Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng
- 6. Bài 6: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
- 1. Bài 5. Những lá thư
- 2. Bài 6. Ngôi nhà chung của buôn làng
-
Tuần 17. Cộng đồng gắn bó
-
-
VBT Tiếng Việt 5 tập 2
-
Tuần 19. Giữ mãi màu xanh
-
Tuần 20. Giữ mãi màu xanh
-
Tuần 21. Giữ mãi màu xanh
- 1. Bài 6: Trao đổi ý kiến với người thân
- 2. Bài 5: Bầy chim mùa xuân
- 3. Bài 5: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
- 4. Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả người
- 5. Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
- 6. Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả người
- 1. Bài 5: Bầy chim mùa xuân
- 2. Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
-
Tuần 22. Giữ mãi màu xanh
- 1. Bài 7: Lộc vừng mùa xuân
- 2. Bài 7: Luyện tập về cách nối các và trong câu ghép
- 3. Bài 7: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
- 4. Bài 8: Dưới những tán xanh
- 5. Bài 8: Mở rộng vốn từ Môi trường
- 6. Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả người
- 1. Bài 7. Lộc vừng mùa xuân
- 2. Bài 8: Dưới những tán xanh
-
Tuần 23. Đất nước ngàn năm
- 1. Bài 2: Những con mắt của biển
- 2. Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên
- 3. Bài 1: Luyện tập về câu ghép
- 4. Bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người.
- 5. Bài 2: Giới thiệu về một nét đẹp truyền thống
- 6. Bài 2: Trả bài văn tả người (Bài viết số 1)
- 1. Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên
- 2. Bài 2: Những con mắt của biển
-
Tuần 24. Đất nước ngàn năm
-
Tuần 25. Đất nước ngàn năm
- 1. Bài 5: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
- 2. Bài 5: Ông Trạng Nồi
- 3. Bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- 4. Bài 6: Một bản hùng ca
- 5. Bài 6: Giới thiệu về một di tích hoặc danh lam thắng cảnh
- 6. Bài 6: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
- 1. Bài 5: Ông Trạng Nồi
- 2. Bài 6: Một bản hùng ca
-
Tuần 26. Đất nước ngàn năm
-
Tuần 27. Ôn tập giữa học kì 2
- 1. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 1
- 2. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 2
- 3. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 3
- 4. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 4
- 5. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 5
- 6. Bài: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá giữa học kì II
- 1. Tiết 2
- 2. Tiết 3
- 3. Tiết 4
- 4. Tiết 5
- 5. Tiết 6 và 7
-
Tuần 28. Khúc ca hòa bình
- 1. Bài 1: Vì đại dương trong xanh
- 2. Bài 1: Luyện tập về dấu gạch ngang
- 3. Bài 1: Đọan văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 4. Bài 2: Thành phố Vì hoà bình
- 5. Bài 2: Nói về cuộc sống thanh bình
- 6. Bài 2: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 1. Bài 1: Vì đại dương trong xanh
- 2. Bài 2: Thành phố Vì hòa bình
-
Tuần 29. Khúc ca hòa bình
- 1. Bài 3: Bài ca Trái Đất
- 2. Bài 3: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ
- 3. Bài 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- 4. Bài 4: Miền đất xanh
- 5. Bài 4: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách thay thế từ ngữ
- 6. Bài 4: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 1. Bài 3: Bài ca Trái Đất
- 2. Bài 4: Miền đất xanh
-
Tuần 30. Khúc ca hòa bình
- 1. Bài 5: Những con hạc giấy
- 2. Bài 5: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối
- 3. Bài 5:Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 4. Bài 6: Lễ hội đèn lồng nổi
- 5. Bài 6: Thảo luận theo chủ đề Bạn bè mến thương
- 6. Bài 6: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- 1. Bài 5: Những con hạc giấy
- 2. Bài 6: Lễ hội đèn lồng nổi
-
Tuần 31. Khúc ca hòa bình
- 1. Bài 7: Theo chân Bác
- 2. Bài 7: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- 3. Bài 7: Đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc
- 4. Bài 8: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
- 5. Bài 8: Mở rộng vốn từ Hoà bình
- 6. Bài 8: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc
- 1. Bài 7: Theo chân Bác
- 2. Bài 8: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
-
Tuần 32. Chân trời rộng mở
- 1. Bài 1: Lời hứa
- 2. Bài 1: Viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- 3. Bài 1: Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
- 4. Bài 2: Chiền chiện bay lên
- 5. Bài 2: Giới thiệu một địa điểm vui chơi
- 6. Bài 2: Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- 1. Bài 1: Lời hứa
- 2. Bài 2: Chiền chiện bay lên
-
Tuần 33. Chân trời rộng mở
- 1. Bài 3: Thơ viết cho ngày mai
- 2. Bài 3: Luyện tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- 3. Bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- 4. Bài 4: Bài ca về mặt trời.
- 5. Bài 4: Luyện tập sử dụng từ ngôi
- 6. Bài 4: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 1)
- 1. Bài 3: Thơ viết cho ngày mai
- 2. Bài 4: Bài ca về mặt trời
-
Tuần 34. Chân trời rộng mở
- 1. Bài 5: Bên ngoài Trái Đất
- 2. Bài 5: Mở rộng vốn từ Khám phá
- 3. Bài 5: Luyện tập tìm ý cho đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- 4. Bài 6: Vào hạ
- 5. Bài 6: Chia sẻ theo chủ đề: Điều em muốn nói
- 6. Bài 6: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 2)
- 1. Bài 5: Bên ngoài Trái Đất
- 2. Bài 6: Vào hạ
-
Tuần 35. Ôn tập cuối năm học
- 1. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1
- 2. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2
- 3. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3
- 4. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4
- 5. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5
- 6. Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học
- 1. Tiết 2
- 2. Tiết 3
- 3. Tiết 4
- 4. Tiết 5
- 5. Tiết 6 & 7
-
Giải Tiết 6 và tiết 7 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
1
Giải Câu 1 trang 57 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Những vai diễn thú vị
Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo:
- Lớp chúng ta sẽ đóng kịch “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” trong hội diễn văn nghệ của trường. Cả lớp đều phấn khích khi nhận phân công vai diễn. Không phấn khích sao được khi đó là những vai diễn đầu tiên với đa số các bạn trong lớp. Chỉ có một vai Sơn Tinh, một vai Thuỷ Tinh, một vai Hùng Vương, một vai Mỵ Nương, thêm hai vai lạc hầu, lạc tướng. Nhưng may quá, có đến ba mươi binh lính, vừa đủ vai cho ba mươi sáu bạn.
Buổi tối, Nguyên khoe với mẹ về niềm vui ở trường.
- Con sẽ đóng vai gi? - Mẹ hỏi.
- Dạ, con là lính của Sơn Tinh.
Nhìn vẻ mặt hoan hỉ nhưng không kém phần nghiêm nghị của con, mẹ động viên:
- Vai diễn đó cũng thú vị đấy.
- Vâng. Cô giáo nói vở diễn có hấp dẫn hay không, không chỉ diễn viên chính làm nên được mà còn phải nhờ sự tham gia của ba mươi diễn viên phụ.
- Ba mươi diễn viên phụ?
- Vâng ạ. Mười làm binh lính của Sơn Tinh và mười lăm binh lính của Thuỷ Tinh ạ.
- À, ra thế.
Mẹ gật đầu, mỉm cười. Thấy mẹ chăm chú, cậu hào hứng kể tiếp:
- Mẹ biết không, bạn đóng Sơn Tinh và bạn đóng Thuỷ Tinh còn phải năm ni từng bạn đóng binh lính là: "Các bạn đừng ốm bệnh hay bận gì hôm đó nghe. Phải đủ quân số thì đội mình mới hùng hậu được.”.
Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi. Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp để mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ. Và mẹ tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ như thế.
Theo Võ Thu Hương
Đánh dấu ✔ vào ⬜ trước ý trả lời đúng.
a. Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo với lớp điều gì?
⬜ Cả lớp sẽ cổ vũ đội kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
⬜ Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
⬜ Cả lớp sẽ xem kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
⬜ Cả lớp sẽ xem các tiết mục trong hội diễn văn nghệ của trường.
b. Vì sao cả lớp phấn khích khi nhận vai diễn được phân công?
⬜ Vì được tham gia hội diễn văn nghệ của trường.
⬜ Vì được xem kịch trong hội diễn văn nghệ.
⬜ Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn.
⬜ Vì vở kịch sắp diễn có đến 30 binh lính.
c. Những từ nào cho thấy Nguyên rất coi trọng vai diễn của mình?
⬜ Thú vị
⬜ Hấp dẫn
⬜ Hoan hỉ
⬜ Nghiêm nghị
d. Những hành động nào của mẹ giúp Nguyên thêm hào hứng?
⬜ Động viên Nguyên về vai diễn.
⬜ Gật đầu hưởng ứng lời Nguyên kể.
⬜ Chăm chú nghe Nguyên kể chuyện.
⬜ Yên lặng nhìn Nguyên say ngủ.
e. Cặp từ nào dưới đây là từ đồng nghĩa?
⬜ phấn khích - hào hứng
⬜ thú vị - tưng bừng
⬜ hứng thú - tưng bừng
⬜ phấn khích - thú vị
g. Trong câu “Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ.”, từ “gieo” được dùng với nghĩa nào?
⬜ Rắc hạt giống để cho mọc mắm, lên cây.
⬜ Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền.
⬜ Thả cho con xúc xắc rơi xuống để tính điểm.
⬜ Thả cho thân mình rơi xuống, buông xuống tự do.
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Chi tiết “Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi.” nói lên điều gì?
i. Vì sao mẹ của Nguyên tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ mà cô giáo đã gieo?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó
l. Đặt 2 - 3 câu kể về một niềm vui của em ở trường, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ “vui”.
Phương pháp giải:
Em áp dụng các nội dung, kiến thức đã học ở giữa kì 1 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
a. Buổi sáng đầu tuần, cô Oanh thông báo với lớp: Cả lớp sẽ đóng kịch trong hội diễn văn nghệ của trường.
b. Cả lớp phấn khích khi nhận vai diễn được phân công vì: Vì hầu như đó là vai diễn đầu tiên với đa số các bạn.
c. Những từ cho thấy Nguyên rất coi trọng vai diễn của mình: Thú vị, Hấp dẫn, Nghiêm nghị
d. Những hành động của mẹ giúp Nguyên thêm hào hứng: Động viên Nguyên về vai diễn.
e. Cặp từ là từ đồng nghĩa: phấn khích - hào hứng
g. Trong câu “Nhìn Nguyên, mẹ thấy một điều thật giản đơn và đẹp đẽ mà cô Oanh đã làm: Gieo cho học trò niềm vui từ những việc làm tưởng như rất nhỏ.”, từ “gieo” được dùng với nghĩa: Làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền.
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Chi tiết “Nguyên đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng trên môi cậu vẫn còn đọng lại nụ cười rất tươi.” cho thấy bạn ấy vô cùng hào hứng, thích thú và hạnh phúc với nhiệm vụ đặc biệt của mình.
i. Mẹ của Nguyên tin các con đều có thể lớn lên từ những niềm vui bé nhỏ mà cô giáo đã gieo vì đó là những điều mang lại niềm vui cho các bạn học sinh, đồng thời giúp các bạn có thêm nhiều kĩ năng, nhiều bài học từ những việc làm ở trường, lớp.
k.
- Tên khác cho câu chuyện: Gieo mầm
- Lí do em chọn tên này: Vì những vai diễn trong câu chuyện chính là một trong những cách mà cô giáo đã gieo cho học sinh để hạt mầm về sự đoàn kết, chung sức, về sự đam mê được nảy nở.
l.
- Em rất hào hứng mỗi dịp được tham gia hội thi văn nghệ của trường.
- Cả lớp em rộn ràng đón chờ ngày hội thể thao sắp diễn ra.
- Các bạn đều vui vẻ chia sẻ những câu chuyện thú vị trong giờ ra chơi.
2
Giải Câu 2 trang 61 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
b. Viết bài văn tả một cảnh sông nước (biển, hồ, sông, suối,...) mà em biết.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn đề bài mình thích và áp dụng kiến thức tập làm văn để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Mùa hè vừa qua, em có dịp được bố mẹ cho đi du lịch biển. Lần đầu tiên được thấy biển, em cảm thấy vô cùng hào hứng và thích thú. Biển thật rộng lớn và đẹp đẽ, để lại cho em những kỷ niệm khó quên.
Khi bình minh vừa ló dạng, mặt trời từ từ nhô lên từ chân trời xa tít. Ánh nắng ban mai dịu dàng chiếu rọi, làm mặt biển lấp lánh như được dát vàng. Sóng biển nhẹ nhàng vỗ vào bờ, tạo nên những âm thanh rì rào thật êm tai. Xa xa, những con thuyền đánh cá nhỏ bé lướt sóng, trông như những chấm nhỏ trên nền biển xanh thẳm. Mỗi khi sóng dội vào, những vệt bọt trắng xóa hiện ra rồi nhanh chóng tan biến, để lại những dấu vết mờ ảo trên bờ cát mịn màng. Gió biển mát rượi thổi qua, mang theo hương vị mặn mà của muối biển, làm tóc em bay phất phơ trong gió. Trên bãi cát, những hàng dừa cao vút nghiêng mình đón gió, tạo nên bóng mát dịu dàng. Những chú còng nhỏ cũng rộn ràng chạy nhảy trên cát, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Khi mặt trời lên cao hơn, ánh nắng trở nên rực rỡ, biển chuyển sang màu xanh ngọc bích lấp lánh, đẹp đến mê hồn.
Cảnh biển buổi sáng thật đẹp và yên bình, khiến em cảm thấy thoải mái và thư giãn. Em yêu biển và mong rằng sẽ có dịp được quay lại đây để ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của biển thêm nhiều lần nữa. Những kỷ niệm về biển sẽ luôn ở trong trái tim em, là nơi mà em luôn muốn trở về.