- Trang chủ
- Lớp 7
- Toán học Lớp 7
- Lý thuyết Toán 7 Lớp 7
- Chương 7. Biểu thức đại số và đa thức một biến
- Đa thức một biến
-
Chương 1. Số hữu tỉ
-
Chương 2. Số thực
-
Chương 3. Góc và đường thẳng song song
-
Chương 4. Tam giác
-
Chương 5. Thu thập và biểu diễn dữ liệu
-
Chương 6. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
-
Chương 7. Biểu thức đại số và đa thức một biến
-
Chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
-
Chương 9. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
-
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
Khái niệm đa thức một biến
Đa thức một biến (gọi tắt là đa thức) là tổng của những đơn thức của cùng một biến; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Ví dụ: \(2{x^3} - {x^2} + 4;3{x^2} + 6; - {y^4};....\) là các đa thức một biến.
Đa thức \(2{x^3} - {x^2} + 4\) có 3 hạng tử là 2x3 ; -x2 và 4.
Chú ý: Một đơn thức cũng là một đa thức.
Ta thường kí hiệu đa thức bằng một chữ cái in hoa. Đôi khi còn viết thêm kí hiệu biến trong ngoặc đơn.
Ví dụ: A = A(x) = \(2{x^3} - {x^2} + 4\)