- Trang chủ
- Lớp 8
- Ngữ văn Lớp 8
- Lý thuyết Văn 8 Lớp 8
- Tập làm văn
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
-
Tiếng Việt
-
Biệt ngữ xã hội
-
Từ ngữ địa phương
-
Đảo ngữ
-
So sánh
-
Từ tượng hình
-
Từ tượng thanh
-
Các kiểu đoạn văn
-
Từ Hán Việt
-
Sắc thái nghĩa của từ
-
Câu hỏi tu từ
-
Nghĩa tường minh
-
Nghĩa hàm ẩn
-
Trợ từ
-
Thán từ
-
Từ đồng nghĩa
-
Thành phần biệt lập
-
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
-
Câu phủ định
-
Câu khẳng định
-
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
-
-
Tập làm văn
-
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- 1. Thơ thất ngôn bát cú là gì?
- 2. Thơ tứ tuyệt Đường luật là gì?
- 3. Thơ trào phúng là gì?
- 4. Bài văn phân tích một tác phẩm văn học là gì?
- 5. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt Đường luật)?
- 6. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm thơ trào phúng?
- 7. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm truyện?
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
-
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
-
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
-
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
-
Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
-
Khái niệm đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
1. Khái niệm đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc bởi các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần,… khi sáng tác).
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Lời con.
Con bảo: - Chùm bằng thân nhau quá Chẳng ai chịu ở một mình. - Bố mặc quần dài nhanh lên Cô ti vi sắp ra chào đấy. - Thấy mẹ về, gió reo, lá vẫy Đúng cái cây là con cô gió rồi. - Con muốn mặc áo đỏ đi chơi Như tờ lịch những ngày mẹ nghỉ. - Đài ngâm thơ con nghe ướt thế Mẹ cũng ngâm thơ vào nước cho hay, - Không ăn được nhưng nhiều cây Mẹ mua cho con quả núi. | – Báo của mẹ là Hà Nội Mới Hôm qua là Hà Nội cũ phải không? - Mẹ bận không lên chơi bắc Ngân Hay mẹ dẫn tem gửi con đi vậy! Mẹ ngồi trước mênh mông trang giấy Muốn viết mà câu chữ cằn khô Chợt nhớ chuyện bâng quơ con nói Mẹ ghi vào thành một bài thơ... Phan Thị Thanh Nhân (In trong Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 (số 293), 2013) |
Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô ti vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”,... Bài thơ có ba khổ thì hai khổ đầu là những lời con nói với mẹ về cuộc sống qua cách cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của đứa trẻ. Đó chính là nét độc đáo, đặc sắc và thú vị của bài thơ. Ở khổ cuối, giọng thơ đằm lại, chuyển từ vui tươi, hồn nhiên sang sâu lắng, chiêm nghiệm. Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào. Hình ảnh đứa con yêu đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào, gợi nhiều xúc cảm nhất để tiếng thơ của mẹ cất lên thành lời. Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng: đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất.