- Trang chủ
- Lớp 10
- GD kinh tế và pháp luật Lớp 10
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật - Cánh diều Lớp 10
- Chủ đề 1. Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
-
NA
-
Chủ đề 1. Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
-
Chủ đề 2. Thị trường và cơ chế thị trường
-
Chủ đề 3. Ngân sách nhà nước và thuế
-
Chủ đề 4. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
-
Chủ đề 5. Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
-
Chủ đề 6. Lập kế hoạch tài chính cá nhân
-
Chủ đề 7. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
1. Lý thuyết Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chỉ nghĩa Việt Nam
-
2. Bài 11. Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
3. Lý thuyết Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
4. Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
5. Lý thuyết Bài 13: Chính quyền địa phương
-
6. Bài 13. Chính quyền địa phương
-
-
Chủ đề 8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
1. Lý thuyết Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
2. Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
3. Lý thuyết Bài 15: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
-
4. Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
-
5. Lý thuyết Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-
6. Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-
7. Lý thuyết Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
-
8. Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
-
9. Lý thuyết Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
10. Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
-
-
Chủ đề 9. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều
1. Chủ thể sản xuất
- Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,.. trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên… để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hóa sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.
2. Chủ thể trung gian
- Chủ đề trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.
- Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
3. Chủ thể tiêu dùng
- Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Người tiêu dùng ra quyết định chỉ tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.
- Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
4. Chủ thể nhà nước
Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.