Lý thuyết hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.

- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).

- Vĩ tuyến gốc hay Xích đạo (0°), chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

 2. Tọa độ địa lí

- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

Kinh độ

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

Vĩ  độ

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

ly-thuyet-he-thong-kinh-vi-tuyen-va-toa-do-dia-li-dia-li-6-chan-troi-sang-tao-1730696232_2.jpg

- Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm: kinh độ trên, vĩ độ dưới hoặc kinh độ trước, vĩ độ sau.

  hoặc (100B, 200T)

- Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.

Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm

ly-thuyet-he-thong-kinh-vi-tuyen-va-toa-do-dia-li-dia-li-6-chan-troi-sang-tao-1730696232_4.jpg

3. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

1026d1431833ee6db722_1.jpg

Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

9d218db03acecc9095df.jpg

Hình bên trái: Kinh tuyến là những đường thẳng chụm lại ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Hình bên phải: Kinh, vĩ tuyến gốc là những đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là những đường cong.

Sơ đồ tư duy hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

bai-1.png