Lý thuyết Hình cầu Toán 9 Cùng khám phá

1. Hình cầu

1_58.png

Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng, ta được một hình tròn.

Khi cắt mặt cầu bởi một hình phẳng, ta được một hình tròn. Nếu mặt phẳng đi qua tâm của mặt cầu thì đường tròn đó có bán kính R và được gọi là đường tròn lớn.

Nếu mặt phẳng không đi qua tâm của mặt cầu thì đường tròn đó có bán kính bé hơn R.

Ví dụ: Khi cắt hình cầu bởi các mặt phẳng khác nhau, ta được các hình tròn có bán kính khác nhau. 1_59.png

2. Diện tích của mặt cầu

Diện tích S của mặt cầu là:

\(S = 4\pi {R^2} = \pi {d^2}\)

Với R là bán kính và d là đường kính của mặt cầu.

Ví dụ:

1_60.png

Diện tích mặt cầu là:

\(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.10^2} = 400\pi \left( {c{m^2}} \right)\),

3. Thể tích hình cầu

Thể tích của hình cầu có bán kính R là

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\).

Ví dụ:

1_60.png

Thể tích hình cầu là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.10^3} = \frac{{4000\pi }}{3}\left( {c{m^3}} \right)\).

chuong-9-bai-3-hinh-cau.png