-
Tiếng Việt
-
Tập làm văn
-
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
-
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
-
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
-
Viết văn bản tường trình
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
- 2. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
- 3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 4. Truyện ngụ ngôn là gì?
- 5. Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 1. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
- 2. Yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
- 3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
-
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 1. Văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là gì?
- 2. Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
-
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
-
Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
-
Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
-
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
-
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng
-
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
-
Thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- 1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
- 2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
- 3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
-
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
-
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
-
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi
-
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
-
Phân loại cấu tạo Thành ngữ
Có các cách phân loại cấu tạo Thành ngữ như sau:
– Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:
+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…
Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…
+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …
* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…
* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…
+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày …
Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…
+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ, Vị ngữ – Chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…
Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…