- Trang chủ
- Lớp 10
- Ngữ văn Lớp 10
- Văn mẫu Lớp 10 Kết nối tri thức
- Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách Kết nối tri thức
- Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
-
Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách
-
Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
- 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- 2. Tản Viên từ phán sự lục
- 3. Chữ người tử tù
- 4. Thực hành tiếng việt trang 28
- 5. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 6. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- 7. Củng cố mở rộng trang 37
- 8. Thực hành đọc Tê - dê
- 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- 2. Tản Viên từ phán sự lục
- 3. Chữ người tử tù
- 4. Thực hành tiếng việt trang 28
- 5. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 6. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- 7. Củng cố mở rộng trang 37
- 8. Thực hành đọc Tê - dê
- 1. Phân tích truyện Thần trụ trời
- 2. Phân tích truyện Thần Sét
- 3. Nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- 4. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- 5. Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì mạn lục
- 6. Phân tích văn bản Chữ người tử tù
- 7. Phân tích cảnh cho chữ
- 8. Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
- 9. Cảm nhận về nhân vật quản ngục
- 10. Tình huống đặc sắc trong Chữ người tử tù
- 11. Khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao
- 12. Phân tích nhân vật viên quản ngục
- 13. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật viên quản ngục
-
Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
- 1. Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- 2. Thu hứng
- 3. Mùa xuân chín
- 4. Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- 5. Thực hành tiếng việt trang 58
- 6. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
- 7. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- 8. Củng cố mở rộng trang 70
- 9. Thực hành đọc Cánh đồng
- 1. Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- 2. Thu hứng
- 3. Mùa xuân chín
- 4. Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- 5. Thực hành tiếng việt trang 58
- 6. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
- 7. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- 8. Củng cố mở rộng trang 70
- 9. Thực hành đọc Cánh đồng
- 1. Cảm nhận về Chùm thơ Hai - cư Nhật Bản
- 2. Trên cành khô Con quạ đậu Chiều thu. (Ba – sô)
- 3. Hiểu biết về nhà thơ Đỗ Phủ
- 4. Dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Thu hứng
- 5. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ nào trong bài thơ Thu hứng cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu
- 6. Phân tích bài thơ Thu hứng
- 7. Phân tích bức tranh mùa thu
- 8. Cảm nhận về bài thơ Thu hứng
- 9. Phân tích bài Mùa xuân chín
- 10. Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân chín
- 11. Cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
- 12. Cảm nhận về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”
-
Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
- 1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Yêu và đồng cảm
- 3. Chữ bầu lên nhà thơ
- 4. Thực hành tiếng việt trang 86
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố, mở rộng trang 94
- 8. Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
- 1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Yêu và đồng cảm
- 3. Chữ bầu lên nhà thơ
- 4. Thực hành tiếng việt trang 86
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 94
- 8. Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
- 1. Phân tích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- 3. Lập dàn ý phân tích bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- 4. Phân tích Chữ bầu lên nhà thơ
- 5. Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
- 6. Nhận xét về ý kiến "Chữ bầu lên nhà thơ" qua bài thơ Tây Tiến và Tự tình II
-
Bài 4: Sức sống của sử thi
- 1. Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- 2. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
- 3. Thực hành tiếng việt trang 112
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 5. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Củng cố mở rộng trang 121
- 7. Thực hành đọc Ra- ma buộc tội
- 1. Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- 2. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
- 3. Thực hành tiếng việt trang 112
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 5. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Củng cố mở rộng trang 121
- 7. Thực hành đọc Ra- ma buộc tội
- 1. Tóm tắt sử thi I – li – át và đoạn trích Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác
- 2. Phân tích văn bản Héc - to từ biệt Ăng - đrô - mác
- 3. Phân tích nhân vật Héc - to
- 4. Phân tích hình tượng nhân vật Ăng - đrô - mác
- 5. Giới thiệu một vài nét về sử thi Đăm Săn
- 6. Phân tích Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời
- 7. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn
-
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Huyện đường
- 3. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu
- 5. Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
- 6. Củng cố mở rộng trang 151
- 7. Thực hành đọc Hồn thiêng đưa đường
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Huyện đường
- 3. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu
- 5. Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
- 6. Củng cố mở rộng trang 151
- 7. Thực hành đọc Hồn thiêng đưa đường
- 1. Phân tích văn bản Xúy Vân giả dại
- 2. Phân tích nhân vật Xúy Vân
- 3. Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân
- 4. Phân tích văn bản Huyện đường
- 5. Múa rối nước- món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam
- 6. Phân tích nhân vật tri huyện
-
Bài 6: Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này"
- 1. Tác gia Nguyễn Trãi
- 2. Bình Ngô đại cáo
- 3. Bảo kính cảnh giới
- 4. Dục Thúy sơn
- 5. Thực hành tiếng việt trang 26
- 6. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
- 8. Củng cố mở rộng trang 33
- 9. Thực hành đọc Ngôn chí bài 3
- 10. Thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu
- 1. Tác gia Nguyễn Trãi
- 2. Bình Ngô đại cáo
- 3. Bảo kính cảnh giới
- 4. Dục Thúy sơn
- 5. Thực hành tiếng việt trang 26
- 6. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
- 8. Củng cố mở rộng trang 33
- 9. Thực hành đọc Ngôn chí bài 3
- 10. Thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu
- 1. Phân tích Đại cáo bình Ngô
- 2. Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo
- 3. Phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo
- 4. Phân tích đoạn 3 Bình ngô đại cáo
- 5. Phân tích đoạn 4 Bình ngô đại cáo
- 6. Phân tích đoạn 5 Bình ngô đại cáo
- 7. Phân tích Bảo kính cảnh giới
- 8. Phân tích Dục Thúy Sơn
-
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
- 1. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Dưới bóng hoàng lan
- 3. Một chuyện đùa nho nhỏ
- 4. Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
- 5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- 6. Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 68
- 8. Thực hành đọc Con khướu xổ lồng
- 1. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Dưới bóng hoàng lan
- 3. Một chuyện đùa nho nhỏ
- 4. Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
- 5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- 6. Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 68
- 8. Thực hành đọc Con khướu sổ lồng
- 1. Phân tích người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Phân tích nhân vật Giăng Van – giăng
- 3. Cảm nhận về nhân vật Gia – ve
- 4. Phân tích nhân vật Phăng – tin
- 5. Phân tích Dưới bóng hoàng lan
- 6. Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan
- 7. Phân tích văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
-
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
-
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Phân tích bức tranh mùa thu trong Thu hứng của Đỗ Phủ
Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi Thánh, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, có giá trị, khoảng 1500 bài thơ. Cảm xúc mùa thu được trích từ chùm thơ “Thu hứng” gồm có tám bài. Cảm xúc mùa thu được đánh giá là bài thơ hay nhất, có nội dung bao quát bảy bài thơ còn lại. Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết, khắc khoải của tác giả.
Tác phẩm được sáng tác năm 766 trong thời điểm Trung Quốc đã chấm dứt loạn An Lộc Sơn. Loạn An Lộc Sơn đã gây ra hậu quả khủng khiếp. Triều đại nhà Đường rơi vào suy thoái. Cả nội chiến và ngoại xâm đều có nguy cơ bùng nổ. Tình cảnh của nhân dân vô cùng khốn khổ, bản thân Đỗ Phủ cũng phải trải nghiệm sự khốn khổ, điêu linh đó. Khi ấy Đỗ Phủ đến vùng đất Tứ Xuyên, được sự giúp đỡ của một người bạn thân làm quan nhưng sau khi bạn thân mất, ông mất chỗ dựa. Đưa gia đình về nhưng đói khổ nên bị mắc lại ở Quỳ Châu hai năm trong tình cảnh nghèo túng, bệnh tật, bế tắc. Trong những năm này ông sáng tác nhiều, giọng thơ bi thiết, buồn thảm.
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
Câu thơ đầu đã cho độc giả thấy ba hình ảnh đặc trưng nhất của mùa thu là: rừng phong, hạt móc, nghìn thu, ba hình ảnh này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau gợi cảm giác lạnh lẽo, thê lương. Sương móc vốn là loại sương đặc trưng của mùa thu Trung Quốc, loại sương gợi nên sự giá buốt, lạnh lẽo. Nhưng trong câu thơ dịch không truyền tải được tinh thần của nguyên tác: Sương móc rơi lác đác – lác đác là tính từ cho thấy sự thưa thớt của những hạt sương rơi. Tạo nên cảnh tượng mờ ảo, quyến rũ. Nguyên tác phải là Sương móc trắng xóa dày đặc, giăng mắc, bao phủ khắp không gian, cảnh vật. Màu trắng không gợi ra sự tinh khôi, thanh khiết mà gợi ra sự ảm đạm và hiu hắt, lạnh lẽo. Kết hợp với làn sương trắng xóa, hiu hắt là hình ảnh rừng phong, vốn rừng phong vào mùa thu có màu đỏ, gợi nên sự ấm nóng, rực rỡ. Nhưng với làn sương trắng xóa dày đặc, đã khiến cả rừng thu trở nên xơ xác, tiêu điều. Sang đến câu thơ thứ hai, khắc họa rõ nét hơn sự ảm đạm, hiu hắt của khung cảnh thiên nhiên. Vu sơn, Vu giáp là những dãy núi chạy dài, không có một khoảng trống. Vùng núi cao ấy không bao giờ thấy ánh sáng mặt trời nên rất tăm tối, ảm đạm. Kết hợp với làn sương dày đặc càng khiến không gian thêm ảm đạm, hiu hắt hơn. Ba hình hình kết hợp lại với nhau mang đến cho người đọc sự cảm nhận về bức tranh cảnh thu nơi đất khách: lạnh lẽo, tiêu điều, hiu hắt tăm tối.
Nếu ở hai câu đề, tác giả bao quát cảnh thu theo chiều rộng thì ở hai câu thực, tác giả bao quát cảnh thu theo chiều cao: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái thương phong vân tiếp địa âm. Câu thơ được tác giả sử dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật đối và phóng đại: Sóng vọt lên tận lưng trời; Mây sà xuống giáp mặt đất. Hai sự vật thiên nhiên vận động trái chiều: vọt lên, sà xuống, các động từ đã nhấn mạnh hơn nữa vào sự vận động ngược chiều đó. Hai sự vật vận động ngược chiều, ép sát vào nhau, khiến không gian bị ken đặc lại, bị lấp kín bới cái mờ ảo, hoang vu của sông và mây. Bức tranh thu hiện lên hùng vĩ nhưng âm u, dữ dội, đầy ngột ngạt.
Bốn câu đầu mở ra không gian nhìn từ xa: rừng phong, sông núi, cửa ải,… bốn câu sau mạch thơ có sự vận động về gần, trước mắt tác giả là hình ảnh:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Với ý tứ sâu xa, bản dịch thơ đã không truyền tải được hết ý nghĩa của nguyên tác. Câu thơ thứ năm mang đến nhiều cách hiểu, khi chủ thể của hoạt động nước mắt tuôn rơi đều bị ẩn đi. Câu thơ có thể hiểu nước mắt tuôn rơi là của khóm cúc vì những cánh hoa nở ra đều mang hình giọt lệ, khóm cúc nở hoa cũng là khóm cúc đang tuôn rơi những giọt lệ. Nhưng cũng có thể hiểu chủ thể của nước mắt là thi nhân. Cứ mỗi lần nhìn khóm cúc nở hoa là một lần nhận ra thời gian chảy trôi, mà mình thì bị buộc ở đây mãi, càng chạnh lòng, lại thức dậy nỗi nhớ quê trong bất lực. Dù hiểu theo cách nào câu thơ chất chứa nỗi buồn đau của tác giả mỗi khi hoa cúc nở. Khóm cúc nở hoa đã hai lần nhấn mạnh vào con số, hai năm – khoảng thời gian gia đình tác giả lưu lạc và mắc lại ở mảnh đất Quỳ Châu. “Lưỡng khai” còn là con số ước lệ – số nhiều – gợi ra nỗi đau triền miên và dai dẳng. Không chỉ năm nay hoa cúc nở mới làm thức dậy nỗi đau mà nỗi đau ấy từ năm ngoái, cho thấy nỗi đau triền miên, dai dẳng, thường trực từ rất lâu. Nỗi đau trong bế tắc – nỗi đau thời thế, nỗi nhớ quê hương mà không thể nào có thể trở về quê hương.
Cảnh ngộ lẻ loi của tác giả thể hiện rõ ràng hơn trong hình ảnh “cô chu” – hình ảnh con thuyền cô đơn, lẻ loi. Đồng thời gợi ra cảnh ngộ cô đơn, lẻ loi, trôi nổi nơi đất khách của tác giả. Câu thơ trước hết là hình ảnh thực: con thuyền chở gia đình nhà thơ về quê đã bị mắc lại ở Quỳ Châu. Đằng sau nghĩa thực là một hàm ý: gửi gắm nỗi nhớ quê buộc chặt trên con thuyền lẻ loi nơi đất khách. Chữ “buộc” trở thành nhãn tự của câu thơ, vừa là sợi dây buộc con thuyền, vừa là sợi dây thắt lòng người.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Trong nỗi nhớ quê hương da diết ấy, cảnh rộn ràng tiếng dao thước may áo rét, tiếng chày đập áo dồn dập càng cho thấy rõ hơn nỗi niềm của kẻ xa quê phải tha hương nơi đất khách quê người. Nhưng bên cạnh đó hình ảnh ấy còn cho thấy nỗi lo lắng vì đất nước vẫn chưa được yên bình.
Với ngôn từ hàm súc, cô đọng, bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Đỗ Phủ đã tái hiện bức tranh thu xơ xác, tiêu điều, lạnh lẽo. Đằng sau bức tranh ấy còn gửi gắm tâm trạng bài thơ: nỗi lo cho đất nước, nỗi nhớ quê hương và nỗi xót xa cho thân phận của chính mình.