- Trang chủ
- Lớp 10
- Ngữ văn Lớp 10
- Văn mẫu Lớp 10 Cánh diều
- Nghị luận văn học Cánh diều
- Bài 7:Thơ tự do
-
Nghị luận văn học
-
Bài 1: Thần thoại và sử thi
- 1. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
- 2. Chiến thắng Mtao Mxây
- 3. Thần Trụ Trời Cánh Diều
- 4. Ra-ma buộc tội
- 5. Thực hành tiếng việt trang 32
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- 8. Tự đánh giá trang 40
- 1. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
- 2. Chiến thắng Mtao Mxây
- 3. Thần Trụ Trời
- 4. Ra-ma buộc tội
- 5. Thực hành tiếng việt trang 32
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- 8. Tự đánh giá trang 40
- 1. Phân tích Hê – ra – clet đi tìm táo vàng
- 2. Phân tích hình tượng nhân vật Hê – ra – clet
- 3. Phân tích chiến thắng Mtao Mxây
- 4. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn
- 5. Thái độ của tác giả sử thi đối với chiến lược trong Chiến thắng Mtao Mxây
- 6. Giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại
- 7. Phân tích truyện Thần trụ trời
- 8. Phân tích Ra – ma buộc tội
- 9. Phân tích nhân vật Ra- ma
- 10. Phân tích nhân vật Xi- ta
-
Bài 2: Thơ Đường luật
- 1. Cảm xúc mùa thu
- 2. Tự tình (Bài 2)
- 3. Thu điếu
- 4. Thực hành tiếng việt trang 51
- 5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề
- 7. Tự đánh giá trang 59
- 1. Cảm xúc mùa thu
- 2. Tự tình (II)
- 3. Thu điếu
- 4. Thực hành tiếng việt trang 51
- 5. Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề
- 7. Tự đánh giá trang 59
- 1. Hiểu biết về nhà thơ Đỗ Phủ
- 2. Dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Thu hứng
- 3. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ nào trong bài thơ Thu hứng cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu
- 4. Phân tích bài thơ Thu hứng
- 5. Cảm nhận về bài thơ Thu hứng
- 6. Phân tích bài thơ Tự tình II
- 7. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II
- 8. Phân tích bài thơ Thu điếu
- 9. Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu
-
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Mắc mưu Thị Hến
- 3. Thị Mầu lên chùa
- 4. Thực hành tiếng việt trang 80
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- 7. Tự đánh giá trang 87
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Mắc mưu Thị Hến
- 3. Thị Mầu lên chùa
- 4. Thực hành tiếng việt trang 80
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- 7. Tự đánh giá trang 87
- 1. Phân tích văn bản Xúy Vân giả dại
- 2. Phân tích nhân vật Xúy Vân
- 3. Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân
- 4. Phân tích nhân vật Thị Hến
- 5. Phân tích văn bản Thị Mầu lên chùa
-
Bài 7:Thơ tự do
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 1. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
- 2. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chí Phèo
- 3. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lão Hạc
- 4. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- 5. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 6. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn
- 7. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Bước đường cùng
- 8. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Đất rừng phương Nam
- 9. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lều Chõng
- 10. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đời thừa
- 11. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Giăng sáng
- 12. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đôi mắt
- 13. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Số đỏ
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 1. Viết bài văn phân tích bài thơ Nói với con
- 2. Viết bài văn phân tích bài thơ Đợi mẹ
- 3. Viết bài văn phân tích bài thơ Đồng chí
- 4. Viết bài văn phân tích bài thơ Lá đỏ
- 5. Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới
- 6. Viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ đồng
- 7. Viết bài văn phân tích bài thơ Mẹ Tơm
- 8. Viết bài văn phân tích bài thơ Nằm trong tiếng nói yêu thương
- 9. Viết bài văn phân tích bài thơ Thu vịnh
- 10. Viết bài văn phân tích bài thơ Xuân về
-
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 1. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- 2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn
- 3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc
- 4. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi trễ
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà
- 6. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khác giới
- 7. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người tàn tật
- 8. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn
- 9. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- 10. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm nhuộm tóc là hư hỏng
-
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 1. Viết bài báo cáo nghiên cứu về việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo
- 2. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Ê - đê
- 3. Viết báo cáo nghiên cứu về Thơ Đường luật
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Đăm Săn
- 5. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi anh hùng
- 6. Viết báo cáo nghiên cứu về nhân vật Thánh Gióng
- 7. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam
-
-
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 1. Viết bài văn Nghị luận về văn hóa hội nhập
- 2. Viết bài văn Nghị luận về bạo lực học đường
- 3. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng nghiện game
- 4. Viết bài văn Nghị luận về chiến tranh
- 5. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi
- 6. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông
- 7. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng bán hàng rong
- 8. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử
- 9. Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội
- 10. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số
- 11. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Tác hại của chất độc màu da cam
- 12. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Tranh chấp biển Đông
- 13. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Biển đảo Việt Nam
- 14. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Thần tượng trong giới trẻ
- 15. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Vượt khó vươn lên trong học tập
- 16. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm
-
-
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 1. Viết văn bản nội quy thư viện
- 2. Viết văn bản nội quy lớp học
- 3. Viết văn bản nội quy câu lạc bộ Guitar
- 4. Viết văn bản nội quy Câu lạc bộ máu
- 5. Viết văn bản nội quy trong công viên
- 6. Viết văn bản hướng dẫn những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội chùa Hương
- 7. Viết văn bản những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Dâu ở Bắc Ninh
-
-
Viết bài luận về bản thân
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Hướng dẫn chung
- 1. Hướng dẫn cách làm bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 1. Cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 1. Cách làm bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 1. Hướng dẫn cách làm báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 1. Hướng dẫn cách làm văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 1. Hướng dẫn cách viết văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 2. Cách mở bài cho văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 3. Cách kết bài cho văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 1. Hướng dẫn cách viết bài luận về bản thân
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài luận về bản thân
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài luận về bản thân
- 1. Hướng dẫn cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 1. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
- 2. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Vũ Như Tô
- 3. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Romeo và Juliet
- 4. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Trưởng giả học làm sang
- 5. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Tôi và chúng ta
- 6. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Đổi tên cho xã
- 7. Viết bài văn nghị luận về vở Chèo Thị Mầu lên chùa
-
Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
Bản chất của văn chương là sự sáng tạo. Nhà văn thực sự là người “biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Vậy nên, dù viết về đề tài đã cũ, nhà văn sáng tạo sẽ vẫn có lối đi riêng để thổi vào tác phẩm của mình những luồng gió mới mẻ gợi rung cảm sâu xa trong lòng người đọc. “Lính đảo hát tình ca trên đảo” của Trần Đăng Khoa là một bài thơ mang “luồng gió mới” ấy. Bài thơ viết về đề tài không mới: Người lính, nhưng vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, lâu bền. Ấn tượng ấy người đọc có thể cảm nhận phần nào qua hai khổ thơ đầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn
Trần Đăng Khoa được biết đến là nhà thơ viết nhiều về thiếu nhi và những sáng tác ấy đã tạo nên thế giới nghệ thuật riêng của thơ ông. Nhưng điều đó không có nghĩa là những sáng tác ngoài vùng sở trường của ông lại mờ nhạt, nghèo nàn. “Lính đảo hát tình ca trên đảo” là minh chứng chứng tỏ sự đa dạng trong các góc nhìn tiếp cận cuộc sống cũng như tài năng thơ ca của Trần Đăng Khoa
Cùng hát chung khúc hát về người lính, “Lính đảo hát tình ca trên đảo” mang một giọng điệu riêng, âm sắc riêng – thật mới mẻ và đặc sắc. Vẫn là những anh lính đảo sống giữa muôn trùng sóng nước thiếu thốn đủ bề mà luôn lạc quan, yêu đời từng đi vào bao lời ca, khúc hát. Nhưng qua sự thể hiện của Trần Đăng Khoa, hình ảnh ấy vừa quen mà vừa lạ, vừa như đã hiện diện đâu đây trong “Gần lắm Trường Sa ơi”, “Biển một bên và em một bên”…; vừa như mới lần đầu gặp gỡ. Lần đầu mà đã yêu, đã mến biết bao.
Đoạn thơ kể với người đọc về những buổi liên hoan văn nghệ của người lính đảo. Người lính đâu phải chỉ có khô cằn, cứng nhắc trong điều lệ, họ cũng có lúc bay bổng, thăng hoa trong lời ca tiếng hát. Với tâm hồn lồng lộng gió biển khơi, yêu đời, yêu cuộc sống, người lính đã tự làm sinh động cho nhịp sống thường nhật buồn tẻ chốn hoang sơ của mình bằng những giai điệu du dương, ngang tàng đậm chất lính
Điều đặc biệt là sân khấu biểu diễn của họ chẳng hề được chuẩn bị cầu kì như lẽ thường phải thế. Sân khấu được kê bằng đá san hô, còn cánh gà chôn bằng vài tấm tôn “tạm bợ”:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Họ trang trí nơi biểu diễn nghệ thuật bằng những thứ chẳng có tính nghệ thuật – những thứ vốn sẵn có trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó nói lên rất nhiều thứ thiếu thốn, gian khổ của người lính chốn biển đảo xa xôi. Đất nước những năm 80 còn rất nghèo, người lính ngoài đảo xa còn khó khăn, vất vả gấp bội phần. Những thiếu thốn ấy đã được những chàng lính yêu đời, lạc quan “biện luận” bằng một lý do rất chân thực. Theo lời phân trần của người lính thì sự “tạm bợ” của họ không hẳn là vì họ không có phông màn trang trí cho sân khấu mà vì:
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Thật dễ cảm thông biết bao với cái lí do “bất khả kháng” ấy. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, ta chợt nhớ đến bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Những con người lạc quan luôn nhìn thấy trong khó khăn những điều thú vị như vậy đó.
Qua sự phân trần của người lính về lí do cho sự tạm bợ, người đọc lại hiểu hơn về một Trường Sa khắc nghiệt bội phần:
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
Lời thơ làm hiện lên trong trí tưởng tượng mỗi người đọc hình ảnh về một Trường Sa nhiều nắng gió. Gió Trường Sa như cộng hưởng sức mạnh của thiên nhiên, mang đến những cảm nhận không phải là “Gió đưa cành trúc la đà”, cũng không phải là “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”… mà là “gió rát mặt”. Gió mang cảm giác bỏng rát trên mặt trần, gió tung sỏi cát như lũ chim hoang, gió làm biến đổi hình dạng của đảo mỗi ngày… Hai câu thơ giàu sức gợi mang đến những cảm nhận có phần khá lạ lẫm trong lòng người đọc về thiên nhiên Trường Sa, bởi không ai cũng từng được trải nghiệm sức mạnh khủng khiếp của nắng gió nơi đây. Lời thơ như có sự cộng hưởng của những vần thơ Trần Đăng Khoa từng viết trong “Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài”:
Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây…
Cuộc sống mỗi ngày phải đối diện với khó khăn, vất vả là thế, nhưng thật thú vị, người lính nói về điều đó một cách bình thản, bình thản như đó là một phần của cuộc sống, không có gì đáng bận tâm. Họ không lấy điều đó làm phiền, ngược lại, họ vẫn sống lạc quan, yêu đời:
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
“Cứ mặc nó” – người lính bỏ lại tất cả những khó khăn phía sau để vui sống mỗi ngày. Niềm vui ấy là cùng các chiến hữu cất cao lời ca tiếng hát, niềm vui không phải chuẩn bị cầu kì, niềm vui đậm chất lính. Sự đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt trong những câu trên và tâm hồn phơi phới của những chàng lính trong hai câu này là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Trần Đăng Khoa đã mượn cái gian nan, khắc nghiệt của cuộc sống để làm “đòn bẩy” nâng cao vẻ đẹp tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính. Người lính trong câu thơ này có nét gì đó tương đồng với người lính trong thơ của Phạm Tiến Duật:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Họ giống nhau ở tinh thần bất khuất, dù trong hoàn cảnh nào cũng không khuất phục trước khó khăn, ngược lại còn luôn nhìn thấy và cảm nhận niềm vui trong những vất vả, nhọc nhằn.
Cách nói "mây nước đã mở màn" của Trần Đăng Khoa thật lạ, thật thú vị. Màn ở đây là màn sân khấu. Sân khấu dựng giữa trời nước mênh mông nên "mây nước mở màn" là một liên tưởng độc đáo. Sân khấu ấy thiếu phông màn vải vóc sặc sỡ, được thay bằng mây nước của biển khơi. Cũng "hoành tráng" và lộng lẫy lắm chứ? Nếu chàng lính trong "Tây Tiến" hiện lên với cái nhìn tinh nghịch "súng ngửi trời" khi nói về độ cao của dốc núi, thì người lính trong bài thơ này cũng tếu táo không kém khi nói về sân khấu đặc biệt của mình bằng hình ảnh "mây nước đã mở màn". Mỗi nhà thơ có cách biểu đạt khác nhau nhưng đều phát huy tối đa sức mạnh của ngôn từ để mang đến cho người đọc những cảm nhận độc đáo, mới lạ.
Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên pha chút đùa vui hóm hỉnh, những hình ảnh so sánh, đối lập khác lạ, hai khổ đầu bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là những nét vẽ đầu tiên về người lính đảo Trường Sa. Qua mấy nét phác thảo đơn sơ ấy người đọc có thể cảm nhận được những khó khăn, vất vả của người lính nơi biển đảo xa xôi cũng như vẻ đẹp của tinh thần bất khuất, lạc quan, yêu đời của họ. Tình cảm đầy ưu ái và ngưỡng mộ của nhà thơ Trần Đăng Khoa dành cho họ cũng theo lời thơ mà bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành.