- Trang chủ
- Lớp 8
- Toán học Lớp 8
- Lý thuyết Toán 8 Lớp 8
- Chương 6. Phân thức đại số
- Tính chất cơ bản của phân thức đại số
-
Chương 1. Đa thức
-
Chương 2. Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
-
Các hằng đẳng thức đáng nhớ
-
Phân tích đa thức thành nhân tử
- 1. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp đặt nhân tử chung là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử như thế nào?
- 2. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp sử dụng hằng đẳng thức là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức như thế nào?
- 3. Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp nhóm hạng tử là gì? Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm hạng tử như thế nào?
-
-
Chương 3. Tứ giác
-
Chương 4. Định lí Thalès
-
Chương 5. Dữ liệu và biểu đồ
-
Chương 6. Phân thức đại số
-
Chương 7. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
-
Chương 8. Mở đầu về tính xác suất của biến cố
-
Chương 9. Tam giác đồng dạng
-
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
1. Lý thuyết
- Khái niệm Quy đồng mẫu thức:
Khi biến đổi các phân thức đã cho thành những phân thức mới bằng chúng và có cùng mẫu thức thì cách biến đổi đó được gọi là quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.
- Khái niệm Mẫu thức chung: Mẫu thức của những phân thức mới đó gọi là mẫu thức chung.
Mẫu thức chung (MTC) chia hết cho mẫu thức của mỗi phân thức đã cho.
- Quy tắc Tìm mẫu thức chung:
+ Phân tích mẫu thức của mỗi phân thức đã cho thành nhân tử
+ Mẫu thức chung cần tìm là một tích mà các nhân tử được chọn như sau:
* Nhân tử bằng số của mẫu thức chung là tích các nhân tử bằng số của các mẫu dương ở Bước 1 (nếu các nhân tử bằng số của các mẫu thức là các số nguyên dương thì nhân tử bằng số của mẫu thức chung là BCNN của chúng);
* Với mỗi lũy thừa của cùng một biểu thức có mặt trong các mẫu thức, ta chọn lũy thừa có số mũ cao nhất.
- Quy tắc Quy đồng mẫu thức các phân thức: Muốn quy đồng các phân thức, ta làm theo 3 bước:
+ Bước 1: Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung.
+ Bước 2: Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức;
+ Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
2. Ví dụ minh họa
Quy đồng mẫu thức hai phân thức \(\frac{1}{{{x^2} + x}}\) và \(\frac{1}{{{x^2} - x}}\)
MTC là: \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)\)
Ta có: \(\left[ {x\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)} \right]:\left[ {x(x + 1)} \right] = x - 1;\,\,\left[ {x\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)} \right]:\left[ {x(x - 1)} \right] = x + 1\)
Khi đó: \(\frac{1}{{{x^2} + x}} = \frac{1}{{x(x + 1)}} = \frac{{x - 1}}{{x(x + 1)(x - 1)}};\,\,\frac{1}{{{x^2} - x}} = \frac{1}{{x(x - 1)}} = \frac{{x + 1}}{{x(x - 1)(x + 1)}}\)