- Trang chủ
- Lớp 11
- Ngữ văn Lớp 11
- Văn mẫu Lớp 11 Cánh diều
- Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách Cánh diều
- Bài 3: Truyện
-
Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách
-
Bài 1: Thơ và truyện thơ
- 1. Sóng
- 2. Lời tiễn dặn
- 3. Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em
- 4. Thực hành đọc hiểu Nỗi niềm tương tư
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 24
- 6. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
- 7. Nói và nghe Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí
- 8. Tự đánh giá trang 32
- 1. Sóng
- 2. Lời tiễn dặn
- 3. Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em
- 4. Thực hành đọc hiểu Nỗi niềm tương tư
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 24
- 6. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
- 7. Nói và nghe Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
- 8. Tự đánh giá trang 32
- 1. Bài Sóng trang 8 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Lời tiễn dặn trang 9 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Tôi yêu em trang 10 sách bài tập văn 11
- 4. Bài Nỗi niềm tương tư trang 10 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập tiếng Việt trang 11 sách bài tập văn 11
- 6. Bài tập viết và nói - nghe trang 14 sách bài tập văn 11
- 1. Phân tích bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- 2. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
- 3. Phân tích hình tượng sóng và em trong bài Sóng
- 4. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ “Sóng”
- 5. Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.
- 6. Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
- 7. Phân tích bài thơ "Sóng" để làm nổi bật rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ này
- 8. Phân tích 3 khổ thơ cuối trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh
- 9. Phân tích những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng
- 13. Cảm nghĩ về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin
- 14. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em
- 15. Bình giảng bài thơ Tôi yêu em
- 16. Phân tích văn bản Nỗi niềm tương tư
- 17. Bình giảng khổ thơ 5, 6 trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- 18. Về bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rắng: "Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành". Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên
- 19. Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- 20. Cảm nhận về khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
- 21. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng
- 22. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng
- 23. Cảm nhận về đoạn thơ sau trích trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh: "Con sóng dưới lòng sâu…Cả trong mơ còn thức"
- 24. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Bài thơ Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”.
- 25. Phân tích khổ thơ 3,4,5 để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, bất ngờ của hình tượng sóng trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
- 26. Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” hãy liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay
- 27. Những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em (A.x. Puskin)
- 28. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin.
- 29. Tôi yêu em là bài thơ tình đặc sắc không chỉ Pu-skin, của thi ca Nga mà của cả nền thơ ca thế giới. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để thấy được những giá trị đặc sắc của thi phẩm nổi tiếng này
-
Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du
- 1. Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
- 2. Trao duyên
- 3. Đọc Tiểu Thanh Kí
- 4. Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng đã gọi rằng
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 51
- 6. Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
- 7. Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
- 8. Tự đánh giá trang 60
- 1. Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
- 2. Trao duyên
- 3. Đọc Tiểu Thanh Kí
- 4. Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng đã gọi rằng
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 51
- 6. Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
- 7. Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
- 8. Tự đánh giá trang 60
- 1. Bài Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp trang 14 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Trao duyên trang 17 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Đọc Tiểu Thanh kí trang 17 sách bài tập văn 11
- 4. Bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng trang 18 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 11
- 6. Bài tập viết và nói - nghe trang 19 sách bài tập văn 11
- 13. Nghị luận về văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
-
Bài 3: Truyện
- 1. Chí Phèo
- 2. Chữ người tử tù
- 3. Thực hành đọc hiểu Tấm lòng người mẹ
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 91
- 5. Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- 6. Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- 7. Tự đánh giá trang 98
- 1. Chí Phèo
- 2. Chữ người tử tù
- 3. Thực hành đọc hiểu Tấm lòng người mẹ
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 91
- 5. Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- 6. Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- 7. Tự đánh giá trang 98
- 1. Bài Chí Phèo trang 21 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Chữ người tử tù trang 24 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Tấm lòng người mẹ trang 32 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 40 sách bài tập văn 11
- 1. Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
- 2. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- 3. Phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- 4. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị nở
- 5. Phân tích hành trình cuộc đời nhân vật Chí Phèo
- 6. Phân tích tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị nở từ chối.
- 7. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật Chí
- 8. Phân tích nhân vật Thị nở
- 9. Phân tích nhân vật Bá Kiến
- 10. Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- 11. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- 12. Phân tích nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- 13. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
- 14. Vì sao khi đã giết được kẻ thù là Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong truyện Chí Phèo
- 15. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- 16. Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo
- 17. Phân tích và chứng minh hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm
- 18. Phân tích nỗi thống khổ của người nông dân qua nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
- 19. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, em thích nhất chi tiết hoặc hình ảnh nào? Hãy đặt tiêu đề và viết bài phân tích, hoặc bình giảng chi tiết hoặc hình ảnh đó
- 22. Sau khi ở tù về, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Cần làm rõ: Hoàn cảnh cụ thể - Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Từ đó nêu một vài suy nghĩ về giá trị của tác phẩm Chí Phèo
- 23. Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến.
- 24. Phân tích tình yêu trong Chí Phèo của Nam Cao
- 20. Suy nghĩ về nhân vật thầy thơ lại trong Chữ người tử tù
- 21. Phân tích văn bản Tấm lòng người mẹ
- 25. Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
- 26. Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- 27. Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
- 28. Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- 29. Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
- 30. Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- 31. Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- 32. Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ ở nhà giam trong truyện ngán Chữ người tử tù
- 33. Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích
- 34. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu chọn một trong hai nhân vật để làm rõ sự sáng tạo độc đáo của tác giả, bạn sẽ chọn nhân vật nào? Hãy cho biết, tại sao lựa chọn như vậy
- 35. Bình giảng về đoạn văn sau trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: Tiếng trống canh thành phủ gần đấy đã bắt đẩu thu không … nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ
- 36. Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
- 37. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
-
Bài 4: Văn bản thông tin
- 1. Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- 2. Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái
- 3. Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 116
- 5. Viết bài thuyết minh tổng hợp
- 6. Nói và nghe Nghe bài thuyết minh tổng hợp
- 7. Tự đánh giá trang 122
- 1. Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- 2. Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái
- 3. Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 116
- 5. Viết bài thuyết minh tổng hợp
- 6. Nói và nghe Nghe bài thuyết minh tổng hợp
- 7. Tự đánh giá trang 122
- 1. Bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở trang 44 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái trang 46 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ trang 21 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 50 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11
- 1. Phân tích văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- 2. Phân tích văn bản Tạ Quang Bửu- người thầy thông thái
- 3. Phân tích văn bản tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- 4. Nghị luận về chủ đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Bài 5: Truyện ngắn
- 1. Trái tim Đan-Kô
- 2. Một người Hà Nội
- 3. Thực hành đọc hiểu Tầng hai
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 23
- 5. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
- 6. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm truyện
- 7. Tự đánh giá trang 29
- 1. Trái tim Đan-Kô
- 2. Một người Hà Nội
- 3. Thực hành đọc hiểu Tầng hai
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 23
- 5. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
- 6. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm truyện
- 7. Tự đánh giá trang 29
- 1. Bài Trái tim Đan-kô trang 3 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Một người Hà Nội trang 5 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Tầng hai trang 6 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 7 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 9 sách bài tập văn 11
- 1. Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô
- 2. Phân tích văn bản Trái tim Đan - kô
- 3. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh "trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô"? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại cảm nghĩ đó.
- 4. Phân tích tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải
- 5. Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải
- 6. Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp
- 7. Phân tích văn bản Tầng hai
- 8. Phân tích câu trả lời của bà Hiền:“Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng"
- 9. Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội
- 10. Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, những thanh niên Hà Nội trong tác phẩm Một người Hà Nội
- 11. Nhận xét về tính cách cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội
- 12. Cảm nghĩ về tác phẩm ‘Một người Hà Nội’ của Nguyễn Khải
- 13. Ý nghĩa nội dung của đoạn trích: "Bên ngoài trời rét, mưa cây lả lướt …cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ" trong truyện ngắn Một người Hà Nội
- 14. Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” - Nguyễn Khải
- 15. Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
-
Bài 6: Thơ
- 1. Đây mùa thu tới
- 2. Sông Đáy
- 3. Thực hành đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ
- 4. Thực hành đọc hiểu Tình ca ban mai
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 44
- 6. Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
- 7. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm thơ
- 8. Tự đánh giá trang 51
- 1. Đây mùa thu tới
- 2. Sông Đáy
- 3. Thực hành đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ
- 4. Thực hành đọc hiểu Tình ca ban mai
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 44
- 6. Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
- 7. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm thơ
- 8. Tự đánh giá trang 51
- 1. Bài Đây mùa thu tới trang 12 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Sông đáy trang 13 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 14 sách bài tập văn 11
- 4. Bài Tình ca ban mai trang 14 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập tiếng Việt trang 15 sách bài tập văn 11
- 6. Bài tập viết và nói - nghe trang 16 sách bài tập văn 11
- 1. Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài "Đây mùa thu tới"
- 2. Hoài Thanh nói Xuân Diệu là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Nêu và phân tích những cái mới đó
- 3. Nghị luận về bài thơ Sông Đáy
- 4. Bình giảng khổ thơ sau trong bài "Đây thôn Vĩ Dạ" nhà thơ của Hàn Mặc Tử: "Gió theo lối gió, mây đường mây; Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay; Thuyền ai đậu bến sông trăng đó; Có chở trăng về kịp tối nay?"
- 5. Nghị luận về bài thơ Tình ca ban mai
- 6. Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
- 7. Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu: Hơn một loài hoa...xương mỏng manh.
- 8. Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây mùa thu tới: Rặng liễu...dệt lá vàng.
- 9. Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của thi sĩ Xuân Diệu.
- 10. Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- 11. Hãy bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Đây thôn Vĩ Dạ để thấy rằng: thơ Hàn Mạc Tử là thơ trữ tình hướng nội.
- 12. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
- 13. Có bạn cho rằng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế. Hãy bình luận ý kiến trên.
- 14. Thiên nhiên trong nhiều bài thơ mới (1932-1945) đẹp và gợi cảm. Anh (chị) hãy chứng minh điều đó qua những bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Đây mùa thu tới cùa Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- 15. Bình giảng khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- 16. Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- 17. Khung cảnh thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
- 18. Bài 1: Phân tích bức tranh quê và tấm lòng yêu đời của Hàn Mạc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ
- 19. Ấn tượng của anh, chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
- 20. Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- 21. Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế đẹp, nên thơ được thể hiện như thế nào qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
- 22. Cảnh vườn quê hiện lên thật đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buổn da diết bâng khuâng trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Phân tích bài thơ để chứng tỏ điều đó
- 23. Thôn Vĩ Dạ qua niềm hoài vọng của Hàn Mặc Tử
- 24. Giữa nhân vật “anh” ở bài thơ ‘ Đây thôn Vĩ Dạ” trong câu đầu khổ (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?) với nhân vật “khách” trong câu đầu khổ 3 (Mơ khách đường xa khách đường xa) có mối liên hệ gì không? Viết đoạn văn ngắn, phân tích mối liên hệ đó.
- 25. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11
-
Bài 8: Bi kịch
- 1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- 2. Thề nguyền và vĩnh biệt
- 3. Thực hành đọc hiểu Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 110
- 5. Viết bài nghị luận về tác phẩm kịch
- 6. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm kịch
- 7. Tự đánh giá trang 116
- 1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- 2. Thề nguyền và vĩnh biệt
- 3. Thực hành đọc hiểu Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 110
- 5. Viết bài nghị luận về tác phẩm kịch
- 6. Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm kịch
- 7. Tự đánh giá trang 116
- 1. Bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trang 41 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Thề nguyền và vĩnh biệt trang 42 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn 42 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 44 sách bài tập văn 11
- 7. Phân tích đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt
- 8. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 9. Thông điệp Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc qua đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 10. Phân tích trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn để làm rõ tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch
- 11. Trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên
- 12. Phân tích đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 13. Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- 14. Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- 15. Phân tích quan niệm “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
- 16. Cảm nhận về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- 17. Phân tích và nêu cảm nghĩ về trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- 18. Hàm ý nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đối thoại hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- 19. Ý nghĩa của màn kết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
- 20. Triết lý sống trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- 21. Phân tích hoàn cảnh trớ trêu mà nhân vật Hồn Trương Ba đã rơi vào từ khi phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt
- 22. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày tóm tắt diễn biến của tình huống kịch trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
- 23. Trình bày suy nghĩ của anh(chị) về quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba với Đế Thích cho cu Tị được sống lại và mình được chết hẳn, chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- 24. Phân tích ý nghĩa sâu xa của lời thoại trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- 25. Hãy chỉ ra quan niệm khác nhau của Trương Ba và Đế Thích
-
Bài 9: Văn bản nghị luận
- 1. Tôi có một giấc mơ
- 2. Một thời đại trong thi ca
- 3. Thực hành đọc hiểu Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 136
- 5. Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 6. Nói và nghe Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống
- 7. Tự đánh giá trang 142
- 1. Tôi có một giấc mơ
- 2. Một thời đại trong thi ca
- 3. Thực hành đọc hiểu Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 136
- 5. Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 6. Nói và nghe Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống
- 7. Tự đánh giá trang 142
- 1. Bài Tôi có một giấc mơ trang 46 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Một thời đại trong thi ca trang 48 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trang 49 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 51 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 52 sách bài tập văn 11
- 2. Phân tích văn bản một thời đại trong thi ca
- 1. Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- 3. Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- 4. Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- 5. Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- 6. Hãy phân tích sự thắng lợi của thơ mới
-
Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí
- 1. Bài Thương nhớ mùa xuân trang 18 sách bài tập văn 11
- 2. Bài Vào chùa gặp lại trang 24 sách bài tập văn 11
- 3. Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? trang 31 sách bài tập văn 11
- 4. Bài tập tiếng Việt trang 33 sách bài tập văn 11
- 5. Bài tập viết và nói - nghe trang 35 sách bài tập văn 11
- 1. Phân tích văn bản Thương nhớ mùa xuân
- 2. Phân tích văn bản vào chùa gặp lại
-
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch)
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh) (hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
-
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
-
Viết văn bản thuyết minh (về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội), (về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên)
-
Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
-
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
-
Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Sau khi ở tù về, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Cần làm rõ: Hoàn cảnh cụ thể - Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Từ đó nêu một vài suy nghĩ về giá trị của tác phẩm Chí Phèo
Dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nam Cao
- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài:
* Các lần Chí Phèo đến nhà bá Kiến:
- Lần thứ nhất: Sau khi về làng một ngày, Chí Phèo uống rượu thật say rồi đến thẳng nhà bá Kiến, gọi tên tục hắn ra mà chửi. Bá Kiến cáo già đã dùng lời lẽ ngon ngọt và tiền bạc để dụ dỗ, mua chuộc, biến Chí Phèo thành tay sai cho hắn. Như vậy, Chí Phèo không trả được mối thù mà còn bị bả Kiến ràng buộc, chi phối.
- Lần thứ hai: Chán cảnh sống cô độc, vật vờ, túng quẫn, Chí Phèo lại đến gặp bá Kiến để xin được đi ở tù. Bá Kiến nắm được chỗ yếu của Chí Phèo nên dùng miếng mồi vật chất để dụ dỗ Chí Phèo lao sâu vào con đường làm tay sai cho hắn, triệt hạ các phe đảng nghịch trong làng. Mối thù vẫn còn nguyên mà Chí Phèo lại bị thua chuộc, tiếp tục mắc vào âm mưu thâm độc của bá kiến.
- Lần thứ ba: Mối tình ngắn ngủi với Thị Nở đã làm bừng thức lương tri của Chí Phèo. Hắn khao khát được sống, được yêu thương. Bị hắt hủi, ruồng bỏ, Chí Phèo tuyệt vọng và căm phẫn, tìm đến bá Kiển để giết hắn. Mối thù đã được trả bằng chính mạng sống của Chí Phèo. Bi kịch cuộc đời Chí Phèo đã lên đến đỉnh điểm. Đây là cách giải quyết tất yếu trong hoàn cảnh đó.
3. Kết bài:
+ Giá trị hiện thực của tác phẩm:
- Tố cáo xã hội thực dân, phong kiến đầy áp bức, bất công đã tước đoạt nhân phẩm, chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- Tác phẩm là lời kêu cứu, là tiếng chuông cảnh tỉnh hãy cứu lấy con người.
Bài mẫu
Nổi bật lên trong tác phẩm Chí Phèo là hai nhân vật đối địch nhau: Bá Kiến và Chí Phèo. Đó là sự đối đầu giữa một bên là Bá Kiến, đại diện cho giai cấp thống trị của xã hội đương thời và một bên là Chí Phèo, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân bị tha hóa về mặt nhân cách. Cũng cần nói thêm sự tha hóa của Chí không phải là bẩm sinh mà nó được phát sinh trong quá trình vận động và phát triển của nhân vật giữa xã hội thối tha vô nhân đạo. Trước kia Chí cũng là một người lương thiện từng làm canh điền cho nhà cụ Bá, sau đó bị Bá Kiên đẩy vào vòng tù tội. Cuộc đời tù đày đã làm thay đổi hẳn con người hiền lành chất phác, Chí trở thành một kẻ liều lĩnh, một con quỷ của làng Vũ Đại, kẻ bị biến chất., bị tha hóa về mặt nhân cách. Và ôm ấp trong lòng một mối thu không gì xóa được, nếu thời điểm Chí ra tù làm mốc thì có thế nói Chí đã ba lần đi tìm gặp kẻ thù là Bá Kiến. Ba lần diễn ra trong ba hoàn cảnh, ba động cơ khắc nhau.
Lần thứ nhất, là lúc Chí vừa ở tù về “Hắn về hôm trước, hôm sau đõ thấy ngồi ở chợ uống rượu" và trong cơn say khướt, đã xách vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi. Đó là lối hành động của một kẻ say rượu mà đã có trong tiềm thức của Chí Phèo. Cộng thêm những năm tháng tù đày mối thù ấy càng được hun đúc, nuôi dưỡng ngày càng sâu sắc và đậm hơn. Bao năm ngồi tù Chí đã có dịp nghiền ngẫm cân nhắc trước khi đi đến quyết định đúng đắn. Cho nên, hơn bao giờ hết, vừa rời khói nhà tù là Chí đã sôi sục một ý thức trả thù. Sự căm thù kẻ gây ra tội lỗi và đẩy mình vào con đường đau khổ đã dẫn đường Chí đến nhà cụ Bá dù là đang trong cơn say khướt. Hành vi của Chí hoàn toàn liều lĩnh và mang tính bột phát. Hơn nữa dù gì trong sâu xa bản chất của Chí cũng chỉ là một nông dân thật thà đến mức gần như ngây thơ cho nên sự thất bại của Chị trong lần đối đầu đầu tiên này là một chuyện rất hiển nhiên. Làm sao qua được kẻ khôn róc đời như Bá Kiến. Bá Kiến là kẻ tinh ma xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế nên đối phó với Chí chẳng lấy gì là khó khăn. Chỉ thoáng nhìn qua là Bá Kiến đã hiểu được ý đồ của đối phương. Nên Chí mới thất bại ê chề, cay đổng trước những lời vuốt ve, ngon ngọt cộng thêm vài đồng đã làm lóa mắt Chí. Từ một vị trí là kẻ đi hỏi tội kẻ thù chỉ thoắt một cái ván cờ đã lật ngược: kẻ có tội lại ung dung như một kẻ ra ơn còn người hỏi tội lại thành tay sai phục dịch cho kè thù mà không hay biết.
Lần thứ hai cũng trong dáng điệu say mềm Chí ngật ngưỡng đến nhà Bá Kiến gặp hắn để xin được đi tù. Thật là một chuyện ngược đời. Thuở nay chưa thấy ai làm một chuyện phi lí đến mức vậy chắc chỉ có Chí Phèo. Tuy là nghịch li đây nhưng lại phản ánh đúng thực tại của Chí. Không có cơm ăn, áo mặc, một mảnh đất cắm dùi cũng không. Cảnh ngộ bi đát của Chí cũng phần nào phản ánh đúng hiện trạng xã hội lúc bấy giờ đó là những người lầm đường lạc lối, trót sa chân vào vũng bùn của tội lỗi thì không sao rút chân ra được. Chí bị tù đến khi được trả về cuộc sống đời thường thì lại không tìm được kế sinh nhai hay nói đúng hơn là không được tiếp nhận và vì thế lại tiếp tục bị đẩy vào bước đường cùng. Nghe Chí nói với Bá Kiến mà thấy xót xa trong dạ: “Bẩm quả đi tù sướng quá đi, ở tù có cơm ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có...”. Sự thật như thế ư? Nhà tù là chốn dung thân ư? Trên câu chữ thì ta không thể nghĩ khác được. Nhưng nếu nghĩ sâu xa một chút ta mới thấy ngỡ ngàng và lương tâm chẳng được thanh thản. Nhà tù nuôi con người ư? Không, bảo nó nuôi dưỡng những con người bị tha hóa, những con quỷ như Chí Phèo thì đúng hơn. Nếu như ý nghĩa của nhà tù là để cảnh tỉnh, cải tạo con người, trả con người về với cuộc sống hoàn lương thì nhà tù ở đây lại thực hiện ngược lại. Nó biến những kẻ lương thiện trở thành một loại người lưu manh khốn nạn. Nhà văn Huy-gô rất đúng khi nói: “Khi chưa vào tù anh là một cành cây tươi, khi ra tù anh là một cây củi khô". Cũng như lần trước, Chí lại thất bại trước cái khôn róc đời của cụ Bá: bị gạt mà không hề nhận ra. Âm mưu của Bá Kiến mới thâm độc làm sao. “Dùng độc trị độc”, dùng Chí Phèo để trị đội Tảo. Cả Chí và đội
Tất cả đều là kẻ thù của hắn, nên và chẳng có xảy ra xô xát, ai được, ai mất cụ đều có lợi, vừa thỏa mãn được ý định trả thù vừa không phải mang tiếng là kẻ báo thù nhỏ nhen, đê tiện.
Lần thứ ba cũng là lần chót Chí đến gặp Bá Kiến. Cũng với dáng dấp của thằng say rượu nhưng lần này Chí mang trong lòng một tâm trạng, một ý định khác hẳn với những lần trước. Bởi vì Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt tình cảm của mình đã hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng. Trong thâm tâm Chí đang ôm ấp ý định làm lành, muốn quay về con đường hoàn lương sống cuộc đời lương thiện như bao người khác. Nhưng xã hội vô nhân đạo đã quay lưng trước sự ăn năn sám hối của một tội đồ, tình thương đã khép lại, xã hội đã rút đường trở về của Chí cũng như cự tuyệt quyền làm người của một con người. Vĩnh viễn Chí không tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời này. Bản chất người vừa trỗi dậy lại bị đè bẹp không thương tiếc. Có thể nói đây là những giờ phút tỉnh táo nhất trong cả cuộc đời say sưa của Chí, những phút mà ý thức phản kháng trỗi dậy mãnh liệt nhất. Đi gần hết cuộc đời, cho đến lúc này Chí mới phát hiện mới nhận ra chân lí cuộc sống. Dù là muộn màng nhưng với Chí sự khám phá ấy quý giá biết bao và Chí quyết giữ chặt lấy nó không để nó tuột khỏi tầm tay dù lả phải trả một giá rất đắt. Chí như vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài, một sự chuyển biến rất lớn đang diễn ra trong tâm hồn của Chí. Ấy là sự trỗi dậy của tính người, tính lương thiện. Chí đã nhận ra chân tướng của kẻ thù, kẻ ấy là Bá Kiến chứ không ai khác cho nên lẽ ra phải đến nhà Thị Nở thì tiềm thức sâu xa đã dẫn Chí đến nhà Bá Kiến. Trong lần đối đầu sau cuối này, Chí hoàn toàn được lột xác, sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng đến mức Bá Kiến không ngờ được. Chính vì không nắm bắt được đối phương, lại chủ quan khinh địch nên Bá Kiến thất bại một cách thảm hại. Hắn đã phải trả giá đắt cho hành vi tội lỗi của chính hắn. Với dáng dấp hiên ngang, ngạo mạn, Chí chỉ tay vào mặt Bá Kiên mà ra lời dõng dạc: “Tao muốn làm người lương thiện”. Tư thế ấy ta chưa từng bắt gặp ở Chí. Trước đây hắn chỉ biết cúi đầu lễ phép, một điều bẩm cụ hai điều lạy cụ. Đó là sự chuyển biến và tự khẳng định mình của Chí. Ngôn ngữ của Chí càng lúc càng đậm màu triết lí: “Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện”. Lời cuối cùng được thốt lên với tất cả niềm cay đắng xót xa. Chí đã bị đẩy đên bước đường cùng. Không còn lối thoát, không còn cách lựa chọn nào khác chỉ còn chấm dứt cuộc đời của kẻ thù rồi sau đó tự chấm dứt cuộc đời mình. Màn bi kịch kết thúc đẫm máu và nước mắt.
Tác phẩm Chí Phèo đã để lại trong lòng người trăn trở, bao suy tư ray rứt. Truyện đã phác họa thành công bức tranh về đời sống ở nông thôn Việt Nam thời kì 1930-1945. Nó đã trình bày sự mâu thuẫn và xung đột gay gắt giữa bọn cường hào ác bá và những người nông dân nghèo hèn rách rưới bị đẩy vào con đường tội lỗi, mà tiêu biểu là Bá Kiến và Chí Phèo. Những mâu thuẫn nội tại ấy đã cho thấy sự xấu xa thối nát của xã hội đương thời. Hơn bao giờ hết bức tranh nông thôn Việt Nam hiện ra mới xơ xác tiêu điều làm sao. Nó đầy rẫy những hạng người hèn hạ, đốn mạt (Bá Kiến, đội Tảo, bà Ba..) cũng như những tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc, trộm cướp có thời cơ phát triển. Một xã hội không chỉ có sự bần cùng hóa mà còn có cả sự lưu manh hóa, về điểm này tác giả đã gây dựng rất thành công chân dung của một người nông dân mới: Chí Phèo. Hình ảnh Chí trở thành một điển hình văn học, một kiểu mẫu của loại người bị tha hóa về mặt nhân cách, vừa sống động vừa độc đáo, mới mẻ. Cũng qua đó bật lên tấm lòng nhân đạo cao cả, một sự cảm thông, một thái độ tôn trọng sâu sắc đối với số phận của những kẻ thấp cổ bé họng. Bị xã hội chà đạp. ruồng rẫy, chối bỏ thậm chí tước bỏ cả quyền làm người của một con người. Những kẻ mà xã hội cho là cực kì xấu xa ấy, dưới con mắt yêu thương của tác giả vẫn còn một chút gì là tình người và sự phản kháng muốn chống lại xã hội, muốn bứt ra khỏi xã hội vô nhân đạo không có một chút tình thương người ấy. Toát lên từ tác phẩm là niềm khát khao hạnh phúc, khát khao quyền làm người và khát khao tình người. Đặc biệt là tiếng kêu trước lúc giãy chết của Chí Phèo. Nó chứa đựng một tư tưởng vô cùng cao đẹp. Đó là tiếng kêu cứu của một con người, một số phận bị vùi dập: “Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm ngươi lương thiện”. Tiếng kêu mới đau đớn và tha thiết làm sao. Nó cứ xoáy vào lòng người, nó làm ta phải băn khoăn ray rứt, nó kêu gọi, hay nói đúng hơn nó đặt ra một vấn đề có tính chất nan giải, một vấn đề chung không của riêng ai, ấy là: “Số phận con người”. Nó kêu gọi tình người, kêu gọi sự quan tâm đến số phận của những kẻ bất hạnh. Kêu cứu vấn đề nhân phẩm con người đang trên đường hủy hoại. Nó đặt ra một nhiệm vụ nóng bỏng là hãy cứu lấy nhân phẩm, hãy bảo vệ quyền làm người của một con người, kêu gọi thực hiện chân lý: “Người với người sống để yêu nhau’’.
Tác phẩm đã gián tiếp tố cáo xã hội nhớp nhúa bẩn thỉu không có tính người. Xã hội ấy là nơi sản sinh và nuôi dưỡng những người như Chí Phèo. Con người sống trong xã hội ấy khác nào sống trong vòng cùng quẫn bế tắc. Chí Phèo này chết đi thì có Chí Phèo khác ra đời thay thế. Chi tiết cuối cùng của tác phẩm miêu tả Thị Nở (sau khi Chí Phèo chết), thoáng thấy hiện ra một cải lò gạch bỏ không, vắng người qua lại... Phải chăng tác giả kín đáo báo hiệu mộ; Chí Phèo con sắp ra đời.
Có người cho rằng đó là kết thúc bi quan. Tại sao lại không nghĩ rằng Nam Cao đang kêu gọi chúng ta hãy cứu lấy những đứa con Chí Phèo, hãy đập nát những lò gạch cũ để cho con người sống với nhau trong sáng hơn, cao đẹp hơn?
Xem các bài tham khảo khác tại đây: