- Trang chủ
- Lớp 6
- Ngữ văn Lớp 6
- Văn mẫu 6 - Kết nối tri thức Lớp 6
- Viết đoạn văn
- Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
-
Viết đoạn văn
-
Bài 1: Tôi và các bạn
- 1. Bài học đường đời đầu tiên
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 20
- 3. Nếu cậu muốn có một người bạn
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 26
- 5. Bắt nạt
- 6. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- 7. Kể lại một trải nghiệm của em
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 1
- 1. Bài học đường đời đầu tiên
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 20
- 3. Nếu cậu muốn có một người bạn
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 26
- 5. Bắt nạt
- 6. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- 7. Kể lại một trải nghiệm của em
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 1
- 1. Viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên"
- 2. Viết đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng
- 3. Viết đoạn văn theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
- 4. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học của Dế bằng một đoạn văn (150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
- 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" bằng lời của một nhân vật do em tự chọn
- 6. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên
- 7. Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé
- 8. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé trong đoạn trích “Nếu cậu có một người bạn”. Trong đoạn văn co sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy
- 9. Từ văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”, viết đoạn văn suy nghĩ về tình bạn
- 10. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn.
- 11. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nếu cậu muốn có một người bạn
- 12. Từ bài thơ “Bắt nạt”, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nạn bạo lực học đường
- 13. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”
- 14. Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “Bắt nạt”
- 15. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bắt nạt
-
Bài 2: Gõ cửa trái tim
- 1. Chuyện cổ tích về loài người
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 43
- 3. Mây và sóng
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 47
- 5. Bức tranh của em gái tôi
- 6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- 7. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 2
- 1. Chuyện cổ tích về loài người
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 43
- 3. Mây và sóng
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 47
- 5. Bức tranh của em gái tôi
- 6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- 7. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 2
- 1. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- 2. Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- 3. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người
- 5. Viết đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình
- 6. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về 3 câu thơ cuối bài thơ Mây và sóng.
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go
- 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật em bé trong bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go
- 9. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Mây và sóng
- 10. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong "Bức tranh của em gái tôi"
- 11. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật người anh trong "Bức tranh của em gái tôi"
- 12. Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi"
- 13. Viết một đoạn ngắn kể lại những suy nghĩ của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi
- 14. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bức tranh của em gái tôi
- 15. Hãy miêu tả lại hình ảnh người em gái theo trí tưởng tượng của em
-
Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
- 1. Cô bé bán diêm
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 66
- 3. Gió lạnh đầu mùa
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 74
- 5. Con chào mào
- 6. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em Bài 3
- 7. Kể về một trải nghiệm của em Bài 3
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 3
- 1. Cô bé bán diêm
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 66
- 3. Gió lạnh đầu mùa
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 74
- 5. Con chào mào
- 6. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em Bài 3
- 7. Kể về một trải nghiệm của em Bài 3
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 3
- 1. Hãy viết đoạn văn với câu chủ đề: "Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm"
- 2. Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé
- 3. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong tác phẩm "Cô bé bán diêm"
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cô bé bán diêm
- 5. Viết một đoạn văn cảm nhận về văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
- 6. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
- 7. Viết đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam
- 8. Từ truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, em hãy viết đoạn văn cảm nhận về các nhân vật trong văn bản.
- 9. Từ truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, em hãy viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống.
- 10. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
- 11. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào
- 12. Viết đoạn văn phân tích hình ảnh của con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ “Con chào mào”
- 13. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức
-
Bài 4: Quê hương yêu dấu
- 1. Chùm ca dao về quê hương, đất nước
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 92
- 3. Chuyện cổ nước mình
- 4. Cây tre Việt Nam
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 99
- 6. Tập làm một bài thơ lục bát
- 7. Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 4
- 1. Chùm ca dao về quê hương, đất nước
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 92
- 3. Chuyện cổ nước mình
- 4. Cây tre Việt Nam
- 5. Thực hành Tiếng Việt trang 99
- 6. Tập làm một bài thơ lục bát
- 7. Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 4
- 1. Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa”
- 2. Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà”
- 3. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
- 4. Viết đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”
- 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa / Chỉ còn chuyện cổ thiết tha / Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
- 6. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre
- 7. Viết một đoạn văn trình bày lợi ích của cây tre trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam
- 8. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới
- 9. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cây tre Việt Nam
-
Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
- 1. Cô Tô
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 113
- 3. Hang én
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 118
- 5. Cửu Long Giang ta ơi
- 6. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- 7. Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 5
- 9. Ôn tập Học kì 1
- 1. Cô Tô
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 113
- 3. Hang én
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 118
- 5. Cửu Long Giang ta ơi
- 6. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- 7. Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 5
- 9. Ôn tập Học kì 1
- 1. “Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó
- 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn
- 3. Viết một đoạn văn tả cảnh bầu trời Cô Tô sau trận bão có sử dụng phép nhân hóa
- 4. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của đảo Cô Tô, trong đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ và nhân hóa
- 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về Hang Én
- 6. Viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Hang Én”
- 7. Viết đoạn văn suy nghĩ về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên Hang Én
- 8. Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”
- 9. Từ văn bản "Cửu Long Giang ta ơi", hãy viết một đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ
- 10. Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long
-
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
- 1. Thánh Gióng
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 9
- 3. Sơn Tinh, Thủy Tinh
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 13
- 5. Ai ơi mồng chín tháng tư
- 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- 7. Kể lại một truyền thuyết
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 6
- 1. Thánh Gióng
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 9
- 3. Sơn Tinh, Thủy Tinh
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 13
- 5. Ai ơi mồng chín tháng tư
- 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- 7. Kể lại một truyền thuyết
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 6
- 1. Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân
- 2. Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc
- 3. Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng
- 4. Em hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên của người Việt Nam
- 5. Viết đoạn văn chỉ ra những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó
- 6. Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc 2 văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
- 7. Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm
- 8. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thánh Gióng
- 9. Viết đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
- 10. Viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh
- 11. Viết một đoạn văn nêu nhận xét của em về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
- 12. Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Sơn Tinh và bài học rút ra được từ bài, em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ
- 13. Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Sơn Tinh có một mắt ở trán/ Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì/ Một thần phi bạch hổ trên cạn/ Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
- 14. Viết một đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”
- 15. Từ văn bản “Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống
- 16. Viết đoạn văn giới thiệu về một lễ hội văn hóa khác mà em biết
-
Bài 7: Thế giới cổ tích
- 1. Thạch Sanh
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 30
- 3. Cây khế
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 35
- 5. Vua chích chòe
- 6. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
- 7. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 7
- 1. Thạch Sanh
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 30
- 3. Cây khế
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 35
- 5. Vua chích chòe
- 6. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
- 7. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 7
- 1. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh
- 2. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về Thạch Sanh
- 3. Viết một đoạn văn kể lại chiến công bắn giết Đại Bàng của Thạch Sanh
- 4. Viết một đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
- 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
- 6. Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó
- 7. Viết đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện cổ tích Cây khế
- 8. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế
- 9. Dựa vào truyện cổ tích Cây khế, em hãy viết đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về hành động tính cách của người anh
- 10. Viết đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện cổ tích Cây khế
- 11. Qua văn bản “Vua chích chòe”, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo
- 12. Viết đoạn văn suy nghĩ về bài học từ truyện cổ “Vua chích chòe”
- 13. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Vua chích chòe
- 14. Dựa vào truyện cổ tích Vua chích chòe, em hãy viết đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về hành động tính cách của cô công chúa
-
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
- 1. Xem người ta kìa!
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 56
- 3. Hai loại khác biệt
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 61
- 5. Bài tập làm văn
- 6. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- 7. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 8
- 1. Xem người ta kìa!
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 56
- 3. Hai loại khác biệt
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 61
- 5. Bài tập làm văn
- 6. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- 7. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 8
- 1. Viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Xem người ta kìa!
- 2. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình
- 3. Từ văn bản “Xem người ta kìa!”, viết đoạn văn suy nghĩ về giá trị của bản thân
- 4. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời
- 5. Với câu mở đầu: “Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...”, hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn
- 6. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống
- 7. Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống
- 8. Từ văn bản “Bài tập làm văn”, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự giác trong cuộc sống
- 9. Từ văn bản Bài tập làm văn, viết đoạn văn suy nghĩ về tinh hần tự học trong cuộc sống
- 10. Viết đoạn văn nêu lên bài học rút ra được từ văn bản “Bài tập làm văn”
-
Bài 9: Trái Đất - ngôi nhà chung
- 1. Trái Đất - cái nôi của sự sống
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 81
- 3. Các loài chung sống với nhau như thế nào?
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 86
- 5. Trái Đất
- 6. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
- 7. Thảo luận giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 9
- 1. Trái Đất - cái nôi của sự sống
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 81
- 3. Các loài chung sống với nhau như thế nào?
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 86
- 5. Trái Đất
- 6. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
- 7. Thảo luận giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
- 8. Củng cố, mở rộng Bài 9
- 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh
- 2. Viết đoạn văn trình bày những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất
- 3. Từ văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, hãy trình bày suy nghĩ của em về bảo vệ môi trường bằng 1 một đoạn văn ngắn
- 4. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau
- 5. Viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?”
- 6. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về việc bảo vệ động vật trên hành tinh của chúng ta
- 7. Viết đoạn văn phân tích nét độc đáo trong nghệ thuật của bài thơ “Trái Đất”
- 8. Viết đoạn văn suy nghĩ về bài tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ “Trái Đất”
- 9. Để cùng tác giả “lau nước mắt”, “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải làm gì? Em hãy viết đoạn văn nêu lên những biện pháp bảo vệ Trái Đất
-
-
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em hoặc một kỉ niệm của bản thân
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
-
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
-
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
-
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm
-
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc
Soạn bài Cô bé bán diêm SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại các truyện hoặc phim em đã xem có nhân vật trẻ em.
Lời giải chi tiết:
Em đã xem nhiều bộ phim hoạt hình có nhân vật trẻ em, trong đó em ấn tượng và có nhiều cảm xúc nhất với bộ phim Ngôi mộ đom đóm của Nhật Bản.
Bộ phim nói về sự khốc liệt của xã hội Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai và ca ngợi tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận về nhân vật em đã nêu ở câu 1.
Lời giải chi tiết:
Em ấn tượng với nhân vật người anh Seita, cậu bé chỉ mới hơn 10 tuổi nhưng đã thay cha mẹ gánh vác nuôi em gái. Hai anh em đã chết vì đói khổ và bệnh tật. Hi vọng ở một thế giới nào đó, anh em họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và không có chiến tranh như trong phim.
Đọc văn bản 1
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Điều xảy ra với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa: Giữa tiết trời đông giá rét, em phải ra đường, đến nơi đông người qua lại để bán những bao diêm nhưng không ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
Đọc văn bản 2
Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc và chú ý chi tiết nói về hoàn cảnh của cô bén bán diêm.
Lời giải chi tiết:
Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh "gia sản tiêu tán, gia đình phải rời ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân leo quanh để chui rúc trong một xó tối tăm, luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa".
Đọc văn bản 3
Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý 5 lần quẹt diêm của cô bé.
Lời giải chi tiết:
Mỗi lần quẹt diêm cô bé bán diêm lại được sống trong giây phút hạnh phúc:
- Lần 1: em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm.
- Lần 2: em thấy một bàn ăn thịnh soạn cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no.
- Lần 3: em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Lần 4: bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng.
- Lần cuối cùng: em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực.
=> Bốn lần quẹt diêm đầu tiên đều là giấc mơ, lần quẹt diêm cuối cùng đã trở thành hiện thực khi em được thoát khỏi thế giới thực tại và đi cùng bà.
Đọc văn bản 4
Câu 4 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý chi tiết nói về những tình huống xảy đến với cô bé bán diêm.
Lời giải chi tiết:
Đúng như dự đoán của em, cô bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa nhưng em không còn phải đối mặt với đòn roi, nỗi buồn nữa.
Đọc văn bản 5
Câu 5 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm các hình ảnh trái ngược được miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh trái ngược trong quang cảnh ngày năm mới: Trong khung cảnh của năm mới, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà nhưng có một em bé đã chết trong đêm giao thừa vì lạnh lẽo.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Xem lại truyện và xác định người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba (tác giả).
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
- Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm giao thừa mùa đông đầy giá rét với tuyết trắng phủ kín phố phường.
- Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào thì sẽ bị cha em mắng chửi, đánh đập.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc và chú ý các chi tiết tả ngoại hình.
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm:
- Em phải đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại.
- Chiếc tạp dề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao.
- Bông tuyết bám dày trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại 5 lần quẹt diêm và chú ý trình tự xuất hiện.
Lời giải chi tiết:
- Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện ước mơ được sưởi ấm, được ăn no, được yêu thương và được gặp bà của cô bé bán diêm.
- Theo em, không thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh này được bởi vì thứ tự của những hình ảnh này thể hiện được mức độ tăng dần trong nỗi khao khát của cô bé bán diêm.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý từ ngữ trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.
- Các chi tiết:
+ Khắc họa hình ảnh nhân vật với hoàn cảnh đáng thương.
+ Giọng điệu đầy cảm thông, chia sẻ “…nhưng em không thể về nhà lúc này được, cha em sẽ đánh em”; “chà, giá có thể bật que diêm lên để sưởi cho ấm nhỉ!”…
+ Tái hiện những ước muốn của cô bé phù hợp với mong ước của em.
- Qua câu chuyện, nhà văn muốn truyền tải thông điệp: hãy yêu thương trẻ thơ và cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý các chi tiết và thái độ của người đi đường.
Lời giải chi tiết:
- Cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của em bé bán diêm: "Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh", "khách qua đường vội vã mặc quần áo ấm đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm", "Mọi người bảo nhau: chắc nó muốn sưởi ấm".
- Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương giữa con người đối với con người.
Sau khi đọc 7
Câu 7 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các chi tiết này và nêu lên tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh, chi tiết tương phản được tác giả sử dụng:
+ Cảnh đoàn tụ của các gia đình trong đêm giao thừa với cảnh giá rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm
+ Không khí tươi vui ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản đó để làm nổi bật hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé.
Sau khi đọc 8
Câu 8 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn kết và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêmcũng đã có một kết thúc có hậu vì cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm.
Phương pháp giải:
Tưởng tượng những điều muốn nói với tác giả và viết đoạn văn đúng hình thức.
Lời giải chi tiết:
Thân gửi nhà văn An-đéc-xen - tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm: Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.