- Trang chủ
- Lớp 9
- Ngữ văn Lớp 9
- Vở thực hành văn Lớp 9 Kết nối tri thức
- Vở thực hành Ngữ văn 9 - Tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 5. Đối diện nỗi đau
-
Vở thực hành Ngữ văn 9 - Tập 1
-
Bài 2. Những cung bậc tâm trạng
- 1. Nỗi niềm chinh phụ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 44
- 3. Tiếng đàn mưa
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 47
- 5. Một thể thơ độc đáo của người Việt
- 6. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
- 7. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 2
- 1. Nỗi niềm chinh phụ
- 2. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ
- 3. Tiếng đàn mưa
- 4. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần
- 5. Một thể thơ độc đáo của người Việt
- 6. Nỗi sầu oán của người cung nữ
- 7. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát)
- 8. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 3. Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- 1. Kim - Kiều gặp gỡ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 70
- 3. Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 74
- 5. Tự tình (bài 2)
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
- 7. Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- 8. Củng cố, mở rộng bài 3
- 1. Kim – Kiều gặp gỡ
- 2. Thực hành Tiếng Việt: Chữ Nôm
- 3. Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiểu Nguyệt Nga
- 4. Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc Ngữv
- 5. Tự tình (bài 2)
- 6. Kiều ở lầu Ngưng Bích
- 7. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
- 8. Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 4. Khám phá vẻ đẹp văn chương
- 1. "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 93
- 3. Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 100
- 5. Ngày xưa
- 6. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- 7. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 4
- 1. Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- 2. Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- 3. Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- 4. Thực hành tiếng Việt: Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
- 5. Ngày xưa
- 6. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- 7. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- 8. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 5. Đối diện nỗi đau
- 1. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 121
- 3. Lơ Xít
- 4. Bí ẩn của làn nước
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 130
- 6. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
- 7. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 5
- 9. Ôn tập học kì 1
- 10. Phiếu học tập số 1
- 11. Phiếu học tập số 2
- 1. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- 2. Thực hành tiếng Việt: Câu rút gọn
- 3. Lơ Xít
- 4. Bí ẩn của làn nước
- 5. Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt
- 6. Âm mưu và tình yêu
- 7. Viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch)
- 8. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
- 11. Ôn tập học kì 1
- 12. Phiếu học tập số 1
- 13. Phiếu học tập số 2
-
Bài 1. Thế giới kì ảo
- 1. Chuyện người con gái Nam Xương
- 2. Thực hành tiếng Việt: điển tích, điển cố
- 3. Dế chọi
- 4. Thực hành tiếng Việt: Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- 5. Sơn Tinh - Thủy Tinh
- 6. Ngọc nữ về tay chân chủ
- 7. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- 8. Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
-
Vở thực hành Ngữ văn 9 - Tập 2
-
Bài 6. Giải mã những bí mật
- 1. Ba chàng sinh viên
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 15
- 3. Bài hát đồng sáu xu
- 4. Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời
- 5. Thực hành tiếng Việt tramg 28
- 6. Viết truyện ngắn sáng tạo (truyện có yếu tố trinh thám)
- 7. Kể một câu chuyện tưởng tượng
- 8. Củng cố, mở rộng bài 6
- 1. Ba chàng sinh viên
- 2. Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép
- 3. Bài hát đồng sáu xu
- 4. Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời
- 5. Thực hành tiếng việt: Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép
- 6. Ba viên ngọc bích
- 7. Viết truyện kể sáng tạo
- 8. Kể một câu chuyện tưởng tượng
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 7. Hồn thơ muôn điệu
- 1. Tiếng Việt
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 50
- 3. Mưa xuân
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 54
- 5. Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
- 6. Tập làm một bài thơ tám chữ
- 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- 8. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 9. Củng cố, mở rộng bài 7
- 1. Tiếng Việt
- 2. Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ
- 3. Mưa xuân
- 4. Thực hành tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng và biện pháp tu từ
- 5. Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng
- 6. Miền quê
- 7. Tập làm một bài thơ tám chữ
- 8. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- 9. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
- 10. Thực hành củng cố, mở rộng
- 11. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 8. Tiếng nói của lương tri
- 1. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 71
- 3. Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 76
- 5. Bài ca chúc Tết thanh niên
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)
- 7. Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 8
- 1. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- 2. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng
- 3. Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- 4. Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép, các kiểu câu ghép
- 5. Bài ca chúc Tết thanh niên
- 6. Chuẩn bị hành trang
- 7. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)
- 8. Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 9. Đi và suy ngẫm
- 1. Yên Tử, núi thiêng
- 2. Thực hành Tiếng Việt trang 95
- 3. Văn hóa hoa – cây cảnh
- 4. Thực hành Tiếng Việt trang 100
- 5. Tình sông núi
- 6. Viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- 7. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- 8. Củng cố, mở rộng bài 9
- 1. Yên Tử, núi thiêng
- 2. Thực hành tiếng Việt: Biến đổi cấu trúc câu
- 3. Văn hóa hoa - cây cảnh
- 4. Thực hành tiếng Việt: Mở rộng cấu trúc câu
- 5. Tình sông núi
- 6. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội
- 7. Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- 8. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng
- 10. Thực hành đọc mở rộng
-
Bài 10. Văn học - lịch sử tâm hồn
- 1. Thách thức đầu tiên: Đọc để trưởng thành
- 2. Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách
- 3. Về đích: Ngày hội với sách
- 4. Ôn tập học kì 2
- 5. Phiếu học tập số 1
- 6. Phiếu học tập số 2
- 1. Đọc để trưởng thành
- 2. Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại
- 3. Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số
- 4. Đọc để tự học và thực hành
- 5. Viết bải quảng cáo về sách dưới hình thức văn bản đa phương thức
- 6. Phát triển văn hóa đọc
- 7. Ôn tập học kì 2
- 8. Phiếu học tập số 1
- 9. Phiếu học tập số 2
-
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Đề bài
Trả lời câu hỏi Viết trang 137 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Viết bài văn phân tích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào phần lập dàn ý đã được gợi mở kết hợp với hiểu biết của bản thân để viết bài hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa tài của nền nghệ thuật Việt Nam từ các thế kỉ trước. Bằng tài năng của mình ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,... Trong đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch chính là một bài ca về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và nhiều lần trên sân khấu cả trong và ngoài nước.Vở kịch được gợi dẫn từ một cốt truyện dân gian, thực chất là sự cải biên một truyện cười dân gian. Trong khi tác giả dân gian chỉ tạo ra một tình huống oái oăm nhằm gây tiếng cười phê phán thì Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch – bi kịch tâm lí. Đoạn trích phân tích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đến cảnh VII của vở kịch thì xung đột giữa hồn và xác đã được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc ta thấu hiểu tấn bi kịch mang tên: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đầu tiên là bi kịch sống nhờ, sống gửi, tồn tại trái với lẽ tự nhiên của hồn Trương Ba. Bi kịch ấy được thể hiện rõ qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba đã tách khỏi xác anh hàng thịt, còn “thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác”. Hồn Trương Ba nhân hậu, trong sáng và thanh cao lại đặt trong thân xác của một anh hàng thịt phàm tục, thô lỗ, đầy sức mạnh bản năng tục tằn. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến mấy “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…”. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi”…
Cuộc tranh luận giữa hồn và xác diễn ra quyết liệt. Dường như có những lúc tiếng nói của xác thịt lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế bị động và một mực phủ nhận lí lẽ của xác anh hàng thịt “lí lẽ của anh thật ti tiện”. Chỉ còn biết ngao ngán thở dài một tiếng “Trời!”. Qua đó, ta thấy rằng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ tột cùng. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải của linh hồn đã nói nói lên điều đó. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt chính là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thân xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Mặc dầu cho linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác nhưng khó mà tránh khỏi những tác động đó. Hồn Trương Ba có những dấu hiệu của sự tha hóa: trở nên thô lỗ tát con đến chảy máu mồm, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Tiếp đó là bi kịch bị chối bỏ bởi những người xung quanh được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Tình trạng tồn tại bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo của Hồn Trương Ba khiến cho vợ ông đau khổ tới mức định bỏ nhà ra đi dù bà là người hiền lành, cam chịu. Cái Gái quyết liệt không chịu nhận ông nội “Tôi không phải là cháu ông…Ông nội tôi chết rồi”, “Ông nội đời nào thô lỗ và phũ phàng như vậy”, “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi”. Nó tố cáo Hồn Trương Ba làm gãy cây trong vườn, dẫm nát cây sâm quý của ông nội đã mất và còn làm hỏng mất cái diều của thằng cu Tị… Mặc dù cái Gái là đứa cháu rất yêu thương ông nội, đêm nào nó cũng khóc thương ông, nâng niu cất giữ từng chút kỷ niệm của ông. Nhưng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ, tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện không thể chấp nhận sự thô lỗ, tầm thường của linh hồn ông nội trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Có lẽ người thấu hiểu và thương Trương Ba nhất nhà lại là chị con dâu, nhưng trước tình cảnh đó chị cũng phải nói rằng: “mỗi ngày thầy một đổi khác đi, mất mát dần”. Càng thương bố chồng, người con dâu ấy càng đau khổ, tuyệt vọng trong câu hỏi “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Than ôi! Còn gì đau đớn và hổ thẹn hơn khi mà bị chính những người thân của ta ruồng bỏ… Có lẽ đó là bi kịch dằn vặt nhất đối với Trương Ba của hiện tại.
Bi kịch lại nối tiếp những bi kịch khi Đế Thích khuyên Trương chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người. Và đó chính là bi kịch sửa sai càng thêm sai. Trương Ba bị chết oan uổng vì “một lầm lẫn của quan thiên đình”. Để sửa sai thì Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống trong thân xác của anh hàng thịt. Tồn tại ở tình trạng trái với tự nhiên một thời đã khiến hồn Trương Ba nhận ra rằng “có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Chỉ có cách là cố gắng đừng sai mà thôi. Nếu lỡ sai rồi thì hãy làm một việc đúng khác để bù lại. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn ông nhập vào cu Tị. Bằng sự quyết liệt của mình, Hồn Trương Ba đã không chấp nhận mà chỉ xin tiên Đế Thích trả lại cuộc sống cho cu Tị – một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu, rất thân thiết với ông và cái Gái hồi ông còn sống. Có lẽ chính sự lựa chọn đó mới làm cho linh hồn của Trương Ba thanh thản. Ông nhận ra rằng con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh.
Khép lại vở kịch, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nữa. Đây là một kết cục đầy bi kịch chứ không phải kết thúc có hậu như trong cốt truyện dân gian trước đó. Nhưng đó lại là cái kết của sự chiến thắng cái ác, cái xấu và của những điều tốt đẹp, bản lĩnh. Vở kịch được đánh giá là một vở “bi kịch lạc quan” bởi tuy rằng Trương Ba không còn tiếp tục được sống nhưng những giá trị đích thực của cuộc sống được bảo toàn. Không còn trên cõi trần nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè và với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ những bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Sự hấp dẫn của kịch bản cùng với nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo, xây dựng và dẫn dắt xung đột kịch hợp lí và nghệ thuật dựng hành động kịch sinh động góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm. Đặc biệt, vở kịch được tạo nên bởi yếu tố huyền thoại, nghĩa là không có thực. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm. Hàng loạt nhân vật của Nam Cao cũng rơi vào tình trạng bi kịch như thế như: Chí Phèo, Bà cái Tí, anh cu Lộ…
Nằm ở phần kết của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, đoạn trích thể hiện rõ tài năng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên rất nhiều phương diện như: sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, hay tiếng nói phê phán gay gắt, quyết liệt những hiện thực trong xã hội cũ… Vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng đã đem đến cho ta những bài học quý giá: Được sinh ra trên đời là một hạnh phúc, nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ta được sống là chính mình, sống một cách trọn vẹn với những giá trị vốn có và sẽ mãi theo đuổi nó đến cùng.