- Trang chủ
- Lớp 8
- Ngữ văn Lớp 8
- Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 8
- Viết đoạn văn
- Bài 6. Chân dung cuộc sống
-
Viết đoạn văn
-
Bài 6. Chân dung cuộc sống
- 1. Mắt sói
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 14
- 3. Lặng lẽ Sa Pa
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 23
- 5. Bếp lửa
- 6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
- 7. Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 6
- 1. Mắt sói
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 14
- 3. Lặng lẽ Sa Pa
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 23
- 5. Bếp lửa
- 6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
- 7. Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)
- 8. Củng cố, mở rộng bài 6
- 1. Mắt sói
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 7
- 3. Lặng lẽ Sapa
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 11
- 5. Bếp lửa
- 6. Chiếc lá cuối cùng
- 7. Thực hành viết trang 16
- 8. Thực hành nói và nghe trang 17
- 9. Thực hành đọc mở rộng trang 18
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 20
- 1. Phân tích văn bản Mắt sói
- 2. Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa
- 3. Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em thích nhất điều gì? Nêu ý kiến của em về điều đó
- 4. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- 5. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa
- 6. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cô kĩ sư trong truyện Lặng lẽ Sa Pa
- 8. Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của những con người hăng say làm việc trong Lặng lẽ Sa Pa
- 9. Qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy viết đoạn văn với chủ đề: người lao động cống hiến thầm lặng
- 10. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- 11. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- 12. Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.
- 13. Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- 14. Bình giảng ba khổ thơ đầu bài thơ Bếp lửa
- 15. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa
- 16. Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ "Bếp lửa" hay nhất
- 17. Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em?
- 18. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Bếp lửa
- 19. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
-
Bài 7. Tin yêu và ước vọng
- 1. Đồng chí
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 40
- 3. Lá đỏ
- 4. Những ngôi sao xa xôi
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 48
- 6. Tập làm một bài thơ tự do
- 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- 8. Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
- 9. Củng cố, mở rộng bài 7
- 1. Đồng chí
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 40
- 3. Lá đỏ
- 4. Những ngôi sao xa xôi
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 48
- 6. Tập làm một bài thơ tự do
- 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- 8. Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
- 9. Củng cố, mở rộng bài 7
- 1. Đồng chí
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 24
- 3. Thực hành viết trang 35
- 4. Lá đỏ
- 5. Những ngôi sao xa xôi
- 6. Thực hành tiếng Việt trang 31
- 7. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 8. Thực hành viết trang 34
- 9. Thực hành nói và nghe trang 36
- 10. Thực hành củng cố, mở rộng trang 37
- 11. Thực hành đọc mở rộng trang 38
- 1. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân mặc áo lính
- 2. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- 3. Trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- 4. Nêu suy nghĩ của em về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- 5. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận đoạn cuối bài thơ Đồng chí
- 6. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình đồng chí
- 8. Qua bài thơ Đồng chí, hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp
- 9. Viết đoạn văn phân tích biểu tượng của tình đồng chí
- 10. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai tiếng đồng chí trong bài thơ Đồng chí
- 11. Nêu cảm nhận của em về câu thơ kết trong bài thơ Đồng chí
- 12. Viết đoạn văn nêu những cảm nhận sâu sắc nhất của em về ba câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí: “Đêm nay rừng hoang sương muối… trăng treo”
- 13. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài bài thơ Đồng chí
- 14. Phân tích bài thơ Lá đỏ
-
Bài 9. Hôm nay và ngày mai
- 1. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 93
- 3. Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- 4. Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 101
- 6. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- 7. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
- 8. Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân)
- 9. Củng cố, mở rộng bài 9
- 1. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 93
- 3. Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- 4. Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 101
- 6. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- 7. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
- 8. Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân)
- 9. Củng cố, mở rộng bài 9
- 1. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 61
- 3. Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- 4. Diễn từ ứng khẩu của Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 67
- 6. “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất
- 7. Thực hành viết trang 70
- 8. Thực hành nói và nghe trang 72
- 9. Thực hành đọc mở rộng trang 75
- 1. Tình yêu quê hương đất nước trong Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- 2. Cảm nhận khi đọc Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- 3. Chuyển văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn thành một văn bản tự sự
- 4. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về văn bản "Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn"
- 5. Viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề được đặt ra trong văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
-
Bài 1. Câu chuyện của lịch sử
- 1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 7
- 3. Quang Trung đại phá quân Thanh
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 10
- 5. Ta đi tới
- 6. Minh sư
- 7. Thực hành viết trang 14
- 8. Thực hành nói và nghe trang 16
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 16
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 18
- 1. Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- 2. Cảm nhận của em về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”
- 3. Phân tích và nêu cảm nghĩ về văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh
- 5. Phân tích bài thơ Ta đi tới
-
Bài 2. Vẻ đẹp cổ diển
- 1. Thu điếu
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 22
- 3. Thiên Trường vãn vọng
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 25
- 5. Ca Huế trên sông Hương
- 6. Qua Đèo Ngang
- 7. Thực hành viết trang 29
- 8. Thực hành nói và nghe trang 30
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 31
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 33
- 1. Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
- 2. Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên Trường vãn vọng
- 3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thiên Trường vãn vọng
- 5. Hãy phân tích tùy bút “Ca Huế trên sông Hương”
- 6. Hãy viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Ca Huế trên sông Hương
- 7. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
-
Bài 3. Lời sông núi
- 1. Hịch tướng sĩ
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 38
- 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 42
- 5. Nam quốc sơn hà
- 6. Chiếu dời đô
- 7. Thực hành viết trang 45
- 8. Thực hành nói và nghe trang 47
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 49
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 51
- 1. Để thuyết phục người nghe, người đọc bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận, Hịch tướng sĩ có gì đáng lưu ý?
- 2. Hãy chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm
- 3. Em hiểu bài Hịch tướng sĩ như thế nào về hình thức và nội dung, hãy tóm tắt và nêu một số ý lớn
- 4. Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ
- 5. Suy nghĩ của em về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Hịch tướng sĩ của Trân Quốc Tuấn
- 6. Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
- 7. Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
- 8. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về bài Hịch tướng sĩ
- 9. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ
- 10. Viết đoạn văn (5 -7 câu) nêu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua "Hịch tướng sĩ " trong đó sử dụng một câu phủ định và một câu trần thuật.
- 11. Hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vị chủ soái Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ
- 12. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- 13. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Hịch tướng sĩ
- 14. Vẻ đẹp của lòng yêu nước trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 15. Trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em hãy chứng minh nhận định trên.
- 16. Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ
- 17. Hãy viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất
- 18. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 19. Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
- 20. Nêu cảm nhận về tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà
- 21. Nêu cảm nhận sau khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
- 22. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về lòng yêu nước trong bài "Sông núi nước Nam"
- 23. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ bài thơ "Sông núi nước Nam"
- 24. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nam quốc sơn hà
-
Bài 4. Tiếng cười trào phúng trong thơ
- 1. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 55
- 3. Lai Tân
- 4. Thực hành tiếng Việt trang 59
- 5. Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
- 6. Vịnh cây bông
- 7. Thực hành viết trang 64
- 8. Thực hành nói và nghe trang 66
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 67
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 69
- 1. Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Vịnh khoa thi Hương)
- 2. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- 3. Phân tích bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Lai Tân
- 5. Tóm tắt văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
-
Bài 5. Những câu chuyện hài
- 1. Trưởng giả học làm sang
- 2. Thực hành tiếng Việt trang 72
- 3. Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- 4. Chùm ca dao trào phúng
- 5. Thực hành tiếng Việt trang 77
- 6. Giá không có ruồi
- 7. Thực hành viết trang 78
- 8. Thực hành nói và nghe trang 79
- 9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 80
- 10. Thực hành đọc mở rộng trang 82
- 11. Ôn tập học kì 1
- 12. Phiếu học tập số 1
- 13. Phiếu học tập số 1
- 1. Phân tích trích đoạn kịch Trưởng giả học làm sang
- 2. Phân tích hồi II, lớp V văn bản Trưởng giả học làm sang
- 3. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Giuốc Đanh trong đoạn trích kịch Trưởng giả học làm sang
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Trưởng giả học làm sang
- 5. Phân tích truyện Lợn cưới áo mới
- 6. Viết đoạn văn ngắn về sự lố bịch đáng chê của 2 nhân vật truyện Lợn cưới áo mới
- 7. Viết đoạn văn khái quát nội dung và nghệ thuật chính của truyện Lợn cưới áo mới
- 8. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài văn bản Lợn cưới, áo mới
- 9. Phát biểu cảm nghĩ truyện cười "Treo biển"
- 10. Trong truyện ngụ ngôn Treo biển, em có suy nghĩ gì về lời góp ý của những người qua đường? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
- 11. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu lên bài học nhận thức rút ra từ truyện Treo biển
- 12. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài văn bản Treo biển
- 13. Nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 2
- 14. Phân tích bài ca dao số 3
- 15. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 1
-
-
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng, thơ nói chung)
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tự do
-
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
-
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
-
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
-
Viết bài giới thiệu một cuốn sách
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Đề bài
(trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.
Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu được chủ đề của tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liệt kê các tác phẩm mình đã học, đã đọc và chọn trong số đó một truyện mà em ấn tượng nhất. Hãy ghi vắn tắt một số thông tin cơ bản: tên tác phẩm, tác giả, thể loại (truyện ngắn hay tiểu thuyết).... để có ngữ liệu phân tích.
Lời giải chi tiết
Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:
Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.
Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.
Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.
Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.
Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.
Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!
Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”
Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.