- Trang chủ
- Lớp 5
- Tiếng việt Lớp 5
- Tiếng Việt Lớp 5 Cánh diều
- Tiếng Việt 5 tập 1 - Cánh diều Cánh diều
- Bài 1. Trẻ em như búp trên cành
-
Tiếng Việt 5 tập 1 - Cánh diều
-
Bài 1. Trẻ em như búp trên cành
- 1. Thư gửi các học sinh
- 2. Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- 3. Quyền của trẻ em
- 4. Chuyện một người thầy
- 5. Từ đồng nghĩa
- 6. Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- 7. Khi bé Hoa ra đời
- 8. Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- 9. Em đọc sách báo
- 10. Tôi học chữ
- 11. Luyện tập về từ đồng nghĩa
- 12. Góc sáng tạo
- 13. Tự đánh giá: Rất nhiều Mặt Trăng
-
Bài 2. Bạn nam, bạn nữ
- 1. Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng
- 2. Lớp trưởng lớp tôi
- 3. Tả người
- 4. Bạn nam, bạn nữ
- 5. Muôn sắc hoa tươi
- 6. Dấu gạch ngang
- 7. Luyện tập tả người
- 8. Dây thun xanh, dây thun đỏ
- 9. Trả bài viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- 10. Em đọc sách báo
- 11. Cuộc họp bí mật
- 12. Luyện tập về dấu gạch ngang
- 13. Chúng mình thật đáng yêu
- 14. Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
-
Bài 3. Có học mới hay
- 1. Tìm từ bí ẩn
- 2. Trái cam
- 3. Luyện tập tả người
- 4. Học và hành
- 5. Làm thủ công
- 6. Mở rộng vốn từ: Học hành
- 7. Luyện tập tả người (mở bài)
- 8. Hạt nảy mầm
- 9. Luyện tập tả người (Kết bài)
- 10. Em đọc sách báo
- 11. Bầu trời mùa thu
- 12. Quy tắc viết tên riêng nước ngoài
- 13. Những bài học hay
- 14. Buổi sớm ở Mường Động
-
Bài 4. Có chí thì nên
- 1. Sự tích dưa hấu
- 2. Tự đọc sách báo
- 3. Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
- 4. Gian nan thử sức
- 5. " Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi
- 6. Từ đa nghĩa
- 7. Luyện tập tả người (Tả hoạt động, tính cách)
- 8. Tục ngữ về ý chí, nghị lực
- 9. Luyện tập tả người (Viết bài văn)
- 10. Em đọc sách báo
- 11. Tiết mục đọc thơ
- 12. Luyện tập về từ đa nghĩa
- 13. Có công mài sắt có ngày nên kim
- 14. Cậu bé Kơ Sung
-
Bài 5. Ôn tập giữa học kì 1
-
Bài 6. Nghề nào cũng quý
- 1. Câu chuyện chiếc đồng hồ
- 2. Tự đọc sách báo về nghề nghiệp
- 3. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc( Cấu tạo của đoạn văn)
- 4. Trao đổi: Câu chuyện nghề nghiệp
- 5. Tiếng chổi tre
- 6. Luyện tập tra từ điển
- 7. Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Tìm ý, sắp xếp ý)
- 8. Hoàng tử học nghề
- 9. Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Tìm việc
- 12. Luyện tập tra từ điển (Tiếp theo)
- 13. Bức tranh nghề nghiệp
- 14. Cô giáo em
-
Bài 7. Chung sức, chung lòng
- 1. Hội nghị Diên Hồng
- 2. Đọc sách báo về tình đoàn kết
- 3. Viết đoạn văn nếu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn)
- 4. Trao đổi: Cùng nhau đoàn kết
- 5. Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
- 6. Đại từ
- 7. Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý)
- 8. Cây phượng xóm Đông
- 9. Trả bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Tiếng ru
- 12. Luyện tập về đại từ
- 13. Điều em muốn nói
- 14. Bài ca loài kiến
-
Bài 8. Có lí có tình
- 1. Mồ Côi xử kiện
- 2. Đọc sách báo về phân xử, hòa giải
- 3. Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- 4. Trao đổi: Ý kiến của em
- 5. Người chăn dê và hàng xóm
- 6. Luyện tập về đại từ (Tiếp theo)
- 7. Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hộ (Viết thân đoạn)
- 8. Chuyện nhỏ trong lớp học
- 9. Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Tấm bìa các tông
- 12. Kết từ
- 13. Diễn kịch: Có lý, có tình
- 14. Ai có lỗi?
-
Bài 9. Vì cuộc sống yên bình
- 1. 32 phút giành sự sống
- 2. Đọc sách báo về trật tự, an ninh
- 3. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập)
- 4. Trao đổi: Vì cuộc sống yên bình
- 5. Chú công an
- 6. Kết từ (Tiếp theo)
- 7. Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Ôn tập)
- 8. 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình
- 9. Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Cao Bằng
- 12. Mở rộng vốn từ: An ninh, an toàn
- 13. Chung tay vì cuộc sống yên bình
- 14. Sang đường
-
Bài 10. Ôn tập cuối học kì 1
-
-
Tiếng Việt 5 tập 2 - Cánh diều
-
Bài 11. Cuộc sống muôn màu
- 1. Cuộc sống muôn màu
- 2. Đọc sách báo về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống quanh em
- 3. Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn)
- 4. Trao đổi: Vẻ đẹp cuộc sống
- 5. Sắc màu em yêu
- 6. Câu đơn và câu ghép
- 7. Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát)
- 8. Mưa Sài Gòn
- 9. Luyện tập tả phong cảnh (Thực hành quan sát)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Hội xuân vùng cao
- 12. Luyện tập về câu đơn và câu ghép
- 13. Muôn màu cuộc sống
- 14. Mầm non
-
Bài 12. Người công dân
- 1. Người công dân số Một
- 2. Đọc sách báo về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
- 3. Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý)
- 4. Trao đổi: Bác Hồ của em
- 5. Người công dân số Một (Tiếp theo)
- 6. Cách nối các vế câu ghép
- 7. Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài)
- 8. Thái sư Trần Thủ Độ
- 9. Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Bay trên mái nhà của mẹ
- 12. Luyện tập về cách nối các vế câu ghép
- 13. Viết quảng cáo
- 14. Những chấm nhỏ mà không nhỏ
-
Bài 13. Chủ nhân tương lai
- 1. Trò chơi: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng
- 2. Đọc sách báo về các bạn thiếu niên tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng
- 3. Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài)
- 4. Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai
- 5. Hè vui
- 6. Viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- 7. Luyện tập tả phong cảnh (Viết bài văn)
- 8. Hoa trạng nguyên
- 9. Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kể và lời kể)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Ngôi nhà thiên nhiên
- 12. Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
- 13. Những chủ nhân của đất nước
- 14. Các phong trào thi đua của đội
-
Bài 14. Gương kiến quốc
- 1. Vua Lý Thái Tông
- 2. Đọc sách báo về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
- 3. Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện)
- 4. Trao đổi: Theo dòng lịch sử
- 5. Tuần lễ Vàng
- 6. Điệp từ, điệp ngữ
- 7. Trả bài văn tả phong cảnh
- 8. Thăm nhà Bác
- 9. Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Vượt qua thách thức
- 12. Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
- 13. Em yêu Tổ Quốc
- 14. Hạ thủy con tàu
-
Bài 15. Ôn tập giữa học kì 2
-
Bài 16. Cánh chim hòa bình
- 1. Biểu tượng của hoà bình
- 2. Đọc sách báo về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tốc
- 3. Luyện tập về kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết)
- 4. Trao đổi: Vì hạnh phúc trẻ thơ
- 5. Bài ca Trái Đất
- 6. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
- 7. Viết báo cáo công việc
- 8. Những con hạc giấy
- 9. Luyện tập viết báo cáo công việc (Thực hành viết)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Việt Nam ở trong trái tim tôi
- 12. Luyện tập liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
- 13. Trò chơi mở rộng vốn từ: Hòa bình
- 14. Ngọn lửa O-lim-pích
-
Bài 17. Vươn tới trời cao
- 1. Trăng ơi…từ đâu đến?
- 2. Đọc sách báo về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời
- 3. Trả bài viết kể chuyện sáng tạo
- 4. Trao đổi: Chinh phục bầu trời
- 5. Vinh danh nước Việt
- 6. Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- 7. Viết chương trình hoạt động (Cách viết)
- 8. Chiếc khí cầu
- 9. Luyện tập viết chương trình hoạt động (Thực hành viết)
- 10. Trao đổi: Em đọc sách báo
- 11. Bạn muốn lên Mặt Trăng?
- 12. Luyện tập liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- 13. Bầu trời của em
- 14. Vì sao có cầu vồng
-
Bài 18. Sánh vai bè bạn
- 1. Nghìn năm văn hiến
- 2. Đọc sách báo về gương học tập, rèn luyện hoặc các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam
- 3. Trả bài viết báo cáo công việc
- 4. Trao đổi: Ngày hội Thiếu nhi
- 5. Ngày hội
- 6. Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- 7. Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập)
- 8. Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
- 9. Trả bài viết chương trình hoạt động
- 10. Trao đổi: Chúng mình ra biển lớn
- 11. Cô gái mũ nồi xanh
- 12. Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối
- 13. Trò chơi: Trại hè quốc tế
- 14. Đua tài sáng tạo
-
Bài 19. Ôn tập cuối năm học
-
Thư gửi các học sinh trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Chia sẻ 1
Trả lời câu hỏi 1 Chia sẻ trang 5 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Hồ Chí Minh
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu thơ và dựa vào kiến thức của mình để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh so sánh trong câu thơ: Trẻ em với búp trên cành
- Hình ảnh so sánh gợi cho em:
+ Trẻ em được ví như mầm non, tương lai của đất nước
+ Để trẻ em được phát triển thì cần có một môi trường giáo dục tốt đẹp như búp trên cành thì cần nơi đất tốt để có chất dinh dưỡng, để quang hợp
Chia sẻ 2
Trả lời câu hỏi 2 Chia sẻ trang 5 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì:
a, Với trẻ em?
b, Với mọi người?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu thơ và dựa vào kiến thức của mình để trả lời
Lời giải chi tiết:
Câu thơ trên muốn nói
a, Với trẻ em: trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, các em cần chăm lo sức khỏe, chăm chỉ học hành để thành tài, phụng sự Tổ quốc
b, Với mọi người: trẻ em còn tinh khiết, người lớn phải biết nâng niu, quý trọng, tạo cho trẻ em một môi trường giáo dục tốt đẹp để trẻ em phát triển đúng hướng.
Nội dung bài đọc
Bài đọc là bức thư Bác gửi tới các bạn học sinh nhân ngày khai trường đặc biệt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác gửi lời chúc, niềm vui cũng là lời nhắc nhở, nhắn nhủ học sinh cần phải chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước và nhớ tới công ơn của cha ông. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 6 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ngày khai trường năm 1945 đặc biệt hơn so với những ngày khai trường khác vì đây là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 6 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó vì
- Được gặp lại thầy, gặp bạn sau mấy tháng nghỉ học, sau nhiều cuộc chuyển biến khác thường
- Được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 6 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những câu trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ
- “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.”
- “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em,…”
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 6 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong bức thư này, bằng tình cảm ruột thịt, coi mình như người anh lớn, Bác Hồ ân cần khuyên bảo, căn dặn và khích lệ học sinh phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành với mục đích sau này đưa đất nước phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu. Đặc biệt, Bác đã đặt niềm tin và hy vọng rất lớn vào khả năng và vai trò to lớn của các em học sinh trong công cuộc kiến thiết nước nhà.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 6 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ học sinh cần:
- Luôn làm những điều tốt đẹp
- Không ngừng trau dồi kiến thức bản thân
- Rèn luyện toàn diện: đức, trí, thể, mỹ
- Tham gia các hoạt động tình nguyện
Tự đọc sách báo 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 7 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em.
- 1 bài văn (1 bài báo) nói về quyền hoặc bổn phận của trẻ em.
Phương pháp giải:
Học sinh sưu tầm trên internet, sách, báo..
Lời giải chi tiết:
Bài thơ: Trẻ em như búp trên cành
Trẻ sinh ra ở trên đời
Em thì sung sướng, em thời khổ đau
Như chồi mới nhú trên cây
Búp non dựa gốc biết đâu kén tìm
Trên đường phát triển lớn khôn
Cành, lá biết dồn dinh dưỡng bón chăm
Biết ngăn, bảo vệ cho mầm
Ăn đầy đủ chất, tinh thần an yên
Ngủ say, giấc ngủ thần tiên
Biết nghe sai, đúng ít phiền mẹ cha
Học từ gần đến nơi xa
Hành trang tri thức đơm hoa mỗi ngày
Là niềm mong ước xưa nay
Ngoan, tài như Bác nhắc ta đồng hành:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Nguyễn Đình Hưng)
Tự đọc sách báo 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 7 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Viết vào phiếu sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Phương pháp giải:
Học sinh đọc bài thơ đã chọn, dựa vào cảm nhận bản thân để viết vào phiếu sách
Lời giải chi tiết:
- Tên bài thơ: Trẻ em như búp trên cành
- Tác giả: Nguyễn Đình Hưng
- Tình cảm của em: đọc xong bài thơ em thấy mình có trách nhiệm hơn đối với chính bản thân mình, gia đình và to lớn hơn là đất nước.
Tự đọc sách báo 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 7 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện trên lớp