- Trang chủ
- Lớp 3
- Toán học Lớp 3
- SGK Toán Lớp 3 Kết nối tri thức
- Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức
- Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối
-
GIẢI SGK TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC - MỚI NHẤT
-
Toán lớp 3 tập 1
-
Toán lớp 3 tập 2
-
Chủ đề 8: Các số đến 10 000
-
Chủ đề 9: Chu vi, diện tích một số hình phẳng
-
Chủ đề 10: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000
-
Chủ đề 11: Các số đến 100 000
-
Chủ đề 12: Cộng, trừ trong phạm vi 100 000
-
Chủ đề 13: Xem đồng hồ. Tháng - năm. Tiền Việt Nam
-
Chủ đề 14: Nhân, chia trong phạm vi 100 000
-
Chủ đề 15: Làm quen với yếu tố thống kê, xác suất
-
Chủ đề 16: Ôn tập cuối năm
- 1. Bài 76: Ôn tập các số trong phạm vi 10 000, 100 000
- 2. Bài 77:Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 000
- 3. Bài 78: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000
- 4. Bài 79: Ôn tập hình học vào đo lường
- 5. Bài 80: Ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện
- 6. Bài 81: Ôn tập chung
-
Toán lớp 3 trang 53 - Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn - SGK Kết nối tri thức
Hoạt động
Video hướng dẫn giải
Tìm tâm, bán kính, đường kính của mỗi hình tròn.
Phương pháp giải:
- Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.
- Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm, nối hai điểm nằm trên đường tròn
Lời giải chi tiết:
a) Hình tròn tâm O; bán kính OM, ON, OP; đường kính MN.
b) Hình tròn tâm I; bán kính IA IB ; đường kính AB.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Bài 1
a) Vẽ đường tròn tâm O.
b) Vẽ bán kính OA, đường kính CD của đường tròn đó.
Phương pháp giải:
- Lấy 1 điểm O bất kì làm tâm đường tròn. Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em thu được hình tròn tâm O.
- Lấy điểm A bất kì nằm trên đường tròn. Nối O với A.
- Qua O kẻ một đoạn thẳng, cắt đường tròn tại hai điểm C và D.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Trong bức tranh sau, mỗi hình tròn đều có bán kính 7 cm. Bọ ngựa đang ở điểm A bò theo đường gấp khúc ABCD để đến chỗ vòi voi ở điểm D. Hỏi bọ ngựa phải bò bao nhiêu xăng-ti-mét?
Phương pháp giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BO, OC, CD.
Lời giải chi tiết:
Mỗi hình tròn đều có bán kính 7 cm nên AB = CD = 7 cm
Ta thấy độ dài đoạn thẳng BO và OC đều bằng 2 lần bán kính.
Nên BO = OC = 7 x 2 = 14 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD là
7 + 14 + 14 + 7 = 42 (cm)
Vậy bọ ngựa phải bò 42 cm.