- Trang chủ
- Lớp 7
- Ngữ văn Lớp 7
- Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Tổng hợp 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
-
Viết đoạn văn
-
Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
- 1. Ếch ngồi đáy giếng
- 2. Đẽo cày giữa đường
- 3. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 6
- 5. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
- 6. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
- 7. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- 8. Kể lại một truyện ngụ ngôn
- 9. Tự đánh giá bài 6
- 1. Ếch ngồi đáy giếng
- 2. Đẽo cày giữa đường
- 3. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 6
- 5. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
- 6. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
- 7. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- 8. Kể lại một truyện ngụ ngôn
- 9. Tự đánh giá bài 6
- 1. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
- 2. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
- 3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- 4. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
- 5. Hãy đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”
- 6. Nêu cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
- 7. Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
- 8. Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
- 9. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường
- 10. Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- 11. Phân tích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người
- 12. Phân tích câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội mà em ấn tượng
- 13. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
-
Bài 7. Thơ
- 1. Những cánh buồm
- 2. Mây và sóng
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 7
- 4. Mẹ và quả
- 5. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ
- 6. Trao đổi về một vấn đề
- 7. Tự đánh giá bài 7
- 1. Những cánh buồm
- 2. Mây và sóng
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 7
- 4. Mẹ và quả
- 5. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ
- 6. Trao đổi về một vấn đề
- 7. Tự đánh giá bài 7
- 1. Tưởng tượng mình là người con trong bài thơ Những cánh buồm, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để chia sẻ về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.
- 2. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu thơ sau: “Cha lại dắt con đi trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai”
- 3. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về ước mơ được thể hiện trong bài thơ “Những cánh buồm”
- 4. Bằng đoạn văn, hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm
- 5. Cảm nhận của em về hình ảnh hai cha con trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
- 6. Cảm nhận của em về cuộc trò chuyện của hai cha con trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình.
- 8. Nêu cảm nhận về 3 câu cuối bài thơ Mây và sóng bằng một đoạn văn ngắn
- 9. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”
- 10. Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-go
- 11. Viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-go
- 12. Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm
- 13. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” và lời từ chối của em bé trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
- 14. Cảm nhận bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
- 15. Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
-
Bài 8. Nghị luận xã hội
- 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 8
- 4. Tượng đài vĩ đại nhất
- 5. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 6. Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- 7. Tự đánh giá bài 8
- 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 8
- 4. Tượng đài vĩ đại nhất
- 5. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 6. Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- 7. Tự đánh giá bài 8
- 1. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Vẻ đẹp của lòng yêu nước
- 2. Trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên.
- 3. Viết đoạn văn (8-10) câu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 4. Viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- 6. Một nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam là lòng yêu nước qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
- 7. Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
- 8. Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng
- 9. Viết đoạn văn ngắn (6-7 câu) suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ
- 10. Viết đoạn văn nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ
- 11. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
- 12. Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- 13. Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
-
Bài 9. Tùy bút và tản văn
- 1. Cây tre Việt Nam
- 2. Người ngồi đợi trước hiên nhà
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 9
- 4. Trưa tha hương
- 5. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
- 6. Trao đổi về một vấn đề
- 7. Tự đánh giá bài 9
- 1. Cây tre Việt Nam
- 2. Người ngồi đợi trước hiên nhà
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 9
- 4. Trưa tha hương
- 5. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
- 6. Trao đổi về một vấn đề
- 7. Tự đánh giá bài 9
- 1. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre
- 2. Hãy viết đoạn văn trình bày lợi ích của cây tre trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam
- 3. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
- 4. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre bằng hình thức một đoạn văn
- 5. Cảm xúc trữ tình trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới
- 6. Nêu cảm nhận về văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
- 7. Đóng vai cây tre tự kể chuyện về mình
- 8. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cây tre Việt Nam
- 9. Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- 10. Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- 11. Hãy giới thiệu tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương
- 12. Hãy phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà
- 13. Em hãy giới thiệu tản văn Trưa tha hương của Trần Cư
- 14. Hãy giới thiệu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng trong tản văn Trưa tha hương của Trần Cư
- 15. Nỗi nhớ quê hương của tác giả trong tản văn Trưa tha hương (Trần Cư)
-
Bài 10. Văn bản thông tin
- 1. Ghe xuồng Nam Bộ
- 2. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 10
- 4. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
- 5. Viết bản tường trình
- 6. Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
- 7. Tự đánh giá bài 10
- 8. Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- 9. Tự đánh giá cuối học kì II
- 1. Ghe xuồng Nam Bộ
- 2. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- 3. Thực hành tiếng Việt bài 10
- 4. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
- 5. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- 6. Viết bản tường trình
- 7. Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
- 8. Tự đánh giá bài 10
- 9. Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- 10. Tự đánh giá cuối học kì II
- 1. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông
-
Bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn
- 1. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
- 2. Hãy tóm tắt đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
- 3. Hãy phân tích nhân vật An trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của nhà văn Đoàn Giỏi
- 4. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện Buổi học cuối cùng
- 5. Trong vai thầy Ha-men, hãy tả lại tâm trạng lên lớp của mình trong Buổi học cuối cùng
- 6. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy.
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật mà em yêu thích trong văn bản Buổi học cuối cùng
- 8. Viết đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng
- 9. Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê.
- 10. Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?
- 11. Phân tích suy nghĩ của cậu bé Côn về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy
- 12. Vẻ đẹp xứ Nghệ gắn liền với những tích xưa trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng
- 13. Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng
-
Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ
- 1. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai
- 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Mẹ
- 3. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- 4. Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- 5. Phân tích nhân vật ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
- 6. Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết
- 7. Phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
- 8. Bằng hình thức đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
- 9. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Ông đồ
- 10. Viết đoạn văn phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay
- 11. Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu
-
Bài 3. Truyện khoa học viễn tưởng
- 1. Qua văn bản Bạch tuộc, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh con bạch tuộc
- 2. Hãy nêu cảm nhận của em về cuộc chiến đấu với con bạch tuộc của đoàn thủy thủ tàu No-ti-lớt
- 3. Hãy chỉ ra những chi tiết đặc sắc trong văn bản Bạch tuộc mà em ấn tượng
- 4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật viên trung sĩ trong văn bản Chất làm gỉ
- 5. Qua văn bản Chất làm gỉ, hãy nêu suy nghĩ của em về hòa bình
-
Bài 4. Nghị luận văn học
- 1. Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- 2. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa
- 3. Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa
- 4. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa.
- 5. Cảm nhận khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- 6. Tình cảm quê hương trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- 7. Hãy nêu cảm nhận của em về cách miêu tả loài vật, thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam
- 8. Hãy nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện Đất rừng phương Nam
-
Bài 5. Văn bản thông tin
- 1. Nêu cảm nhận của em về những đặc sắc của ca Huế
- 2. Viết đoạn văn nêu hiểu biết của em về ca Huế
- 3. Qua văn bản Ca Huế, hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em
- 4. Thuyết minh quy tắc, luật lệ về hoạt động: Thi nấu cơm
- 5. Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích
- 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) ở địa phương em.
- 7. Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương em: Hội khỏe Phù Đổng
-
-
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
-
Tổng hợp 50 bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- 1. Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
- 2. Tóm tắt văn bản Đi lấy mật
- 3. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng
- 5. Tóm tắt văn bản Thạch Sanh
- 4. Tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh
- 6. Tóm tắt văn bản Cây khế
- 7. Tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- 8. Tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương
- 9. Tóm tắt văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
- 10. Tóm tắt văn bản Dòng sông đen
- 11. Tóm tắt văn bản Xưởng sô-cô-la
- 12. Tóm tắt văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
- 13. Tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng
- 14. Tóm tắt văn bản Vua chích chòe
- 15. Tóm tắt văn bản Dọc đường xứ Nghệ
- 16. Tóm tắt văn bản Bạch tuộc
- 17. Tóm tắt văn bản Chất làm gỉ
- 18. Tóm tắt văn bản Nhật trình Sol 6
-
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
-
Tổng hợp 50 bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- 1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Con chim chiền chiện
- 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Lượm
- 3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Đồng dao mùa xuân
- 4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Bắt nạt
- 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Ông đồ
- 6. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Một mình trong mưa
- 8. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp
- 9. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- 10. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Lời của cây
- 11. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Sang thu
- 12. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ
- 13. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Những cánh buồm
- 14. Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Lời của cây
-
-
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
-
Tổng hợp 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- 1. Viết bài văn phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên
- 2. Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên
- 3. Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong Người đàn ông cô độc giữa rừng
- 4. Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa
- 5. Viết bài văn phân tích nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- 6. Viết bài văn phân tích nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi
- 7. Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên
- 8. Viết bài văn phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật
- 9. Viết bài văn phân tích nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi
- 10. Viết bài văn phân tích nhân vật người con trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- 11. Viết bài văn phân tích nhân vật Nét Len trong Cuộc chạm trán trên đại dương
- 12. Viết bài văn phân tích nhân vật Thần Đồng trong Đường vào trung tâm vũ trụ
- 13. Viết bài văn phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng
- 14. Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng
- 15. Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ
- 16. Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Côn trong Dọc đường xứ Nghệ
- 17. Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé thợ nề trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả
- 23. Viết bài văn phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh
- 18. Viết bài văn phân tích nhân vật em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm
- 19. Viết bài văn phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa
- 20. Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao
- 21. Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi
- 23. Viết bài văn phân tích nhân vật Mạnh trong văn bản Củ khoai nướng
- 22. Viết bài văn phân tích nhân vật Quải trong đoạn trích Giận Ông Giời
- 16. Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương
- 26. Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một
-
-
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
-
Tổng hợp 50 bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- 1. Viết bài văn biểu cảm về một người bạn
- 2. Viết bài văn biểu cảm về bố
- 3. Viết bài văn biểu cảm về ông nội
- 4. Viết bài văn biểu cảm về cô giáo
- 5. Viết bài văn biểu cảm về thầy giáo
- 6. Viết bài văn biểu cảm về người bà
- 7. Viết bài văn biểu cảm về mẹ
- 8. Viết bài văn biểu cảm về một tấm gương về lòng nhân hậu mà em ấn tượng
- 9. Viết bài văn biểu cảm về một tấm gương anh hùng mà em biết
- 10. Viết bài văn biểu cảm về khoảnh khắc sum vầy ngày Tết
- 11. Viết bài văn biểu cảm về khoảnh khắc quen biết được người bạn mới
- 12. Viết bài văn biểu cảm về khoảnh khắc ngày khai trường đầu tiên
- 13. Viết bài văn biểu cảm về khoảnh khắc em cảm thấy có lỗi nhất
- 14. Viết bài văn biểu cảm về buổi sinh nhật đáng nhớ nhất của em
- 15. Viết bài văn biểu cảm về buổi tham quan khu danh lam thắng cảnh đáng nhớ nhất của em
- 17. Viết bài văn biểu cảm về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
- 18. Viết bài văn biểu cảm về việc làm tốt mà em đã từng làm
- 19. Viết bài văn biểu cảm về việc làm chưa tốt mà em đã làm
- 21. Viết bài văn biểu cảm về câu hát "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- 22. Viết bài văn biểu cảm về chủ đề: Con người - vẻ đẹp và đa dạng của cuộc sống
- 23. Viết bài văn biểu cảm về chủ đề thiện nguyện
- 16. Viết bài văn biểu cảm về buổi tham quan khu di tích lịch sử đáng nhớ nhất của em
- 20. Viết bài văn biểu cảm về truyền thống Tôn sư trọng đạo
-
-
Viết văn bản tường trình
-
Tổng hợp 50 văn bản tường trình
- 1. Viết bản tường trình về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường
- 2. Viết bản tường trình về việc làm mất vé gửi xe
- 3. Viết bản tường trình về việc làm hư hại đồ dùng học tập của bạn
- 4. Viết bản tường trình về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại khi chưa xin phép
- 5. Viết bản tường trình về việc chứng kiến một vụ bắt nạt
- 6. Viết bản tường trình về việc đi học muộn
- 7. Viết bản tường trình về việc mất tiền trong lớp
- 8. Viết bản tường trình về việc đánh nhau
- 9. Viết bản tường trình về việc nộp bài muộn
- 10. Viết bản tường trình về việc mất máy tính trong giờ toán
- 11. Viết bản tường trình về việc không học bài cũ
- 13. Viết bản tường trình về việc làm hỏng tivi nhà trường
- 14. Viết bản tường trình về việc làm hỏng cơ sở vật chất của trường
- 15. Viết bản tường trình về việc làm mất sổ ghi đầu bài của lớp
- 16. Viết bản tường trình về việc vứt rác sai nơi quy định
- 17. Viết bản tường trình về việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- 18. Viết bản tường trình về việc làm mất thẻ học sinh
- 19. Viết bản tường trình về việc bị mất tài sản do trộm đột nhập
- 20. Viết bản tường trình về việc sử dụng thuốc lá điện tử trong nhà trường
- 12. Viết bản tường trình về việc vi phạm nội quy nhà trường
-
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
-
Tổng hợp 50 bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 1. Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ (ý kiến đồng tình)
- 2. Trình bày ý kiến của em về 2 câu nói Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn câu nào là chân lý (ý kiến đồng tình)
- 3. Ham mê trò chơi điện tử nên hay không nên? (ý kiến đồng tình)
- 4. Trình bày ý kiến của em về Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại (ý kiến đồng tình)
- 5. Nêu ý kiến của em về vấn đề: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
- 6. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- 7. Có ý kiến cho rằng: Tắt thiết bị điện trong giờ Trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
- 8. Có ý kiến cho rằng: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
- 9. Bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
- 15. Trình bày ý kiến của em về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay
- 10. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề học sinh hiện nay mặc trang phục không phù hợp khi đến trường
- 11. Nêu suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá điện tử
- 12. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trò chơi điện tử là không tốt (ý kiến đồng tình)
- 13. Trình bày ý kiến của em về vấn đề lợi ích và tác hại của mạng xã hội
- 14. Trình bày ý kiến của em về mặt lợi và hại của điện thoại thông minh
- 16. Nêu ý kiến của em về vấn đề giới trẻ phát cuồng vì thần tượng
- 17. Hiện nay, việc học sinh chọn bỏ học đi làm sớm hơn là học Đại học. Hãy trình bày quan điểm của em
- 18. Trình bày ý kiến của em về vấn đề bạo lực học đường
- 19. Trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
- 20. Tết cổ truyền có nên giữ hay không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên
- 21. Trình bày ý kiến của em về miệt thị ngoại hình
- 22. Có ý kiến cho rằng: Không thể sống thiếu tình bạn. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
- 23. Mọi thứ trên đời này đều có thể mất đi. Duy nhất chỉ có tình yêu thương là mãi mãi, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
- 24. Trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và đất nước
- 25. Nêu ý kiến của em về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với học sinh
- 26. Trình bày ý kiến của em về thói ăn chơi đua đòi
- 27. Nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học
- 28. Trình bày ý kiến của em về thói kiêu ngạo
- 29. Có ý kiến cho rằng sách là người bạn lớn nhất của con người, em hãy viết bài văn nghị luận về sự tán thành với ý kiến đấy
- 30. Viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề tiết kiệm điện, nước - nên hay không nên?
-
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
-
Tổng hợp 50 bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 2. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Ngô Quyền
- 1. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt
- 3. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Kim Đồng
- 4. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu
- 5. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh
- 6. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Mạc Đĩnh Chi
- 7. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh
-
-
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
-
Tổng hợp 50 bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 1. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê
- 2. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi ô ăn quan
- 3. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi thả diều
- 4. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi cướp cờ
- 5. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi thi thổi cơm
- 6. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi kéo co
- 7. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy dây
- 8. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi đấu vật
- 9. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi đá bóng
- 10. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi cờ người
- 11. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi ném tung còn
- 12. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi chuyền
- 13. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi rồng rắn lên mây
- 14. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi mèo đuổi chuột
- 15. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi chim bay cò bay
- 16. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy bao bố
- 17. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi bóng chuyền
- 18. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi Đá cầu
- 19. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi trốn tìm
- 20. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy lò cò
- 21. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi đập niêu đất
-
-
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
-
Hướng dẫn chung
- 1. Cách làm bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- 1. Cách làm đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- 1. Cách làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- 3. Cách làm bài văn biểu cảm về con người và sự việc
- 1. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- 2. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- 1. Cách làm văn bản tường trình
- 1. Cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- 1. Cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 1. Cách viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- 1. Cách viết đoạn văn tóm tắt văn bản
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho đoạn văn tóm tắt văn bản
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho đoạn văn tóm tắt văn bản
-
Tổng hợp 50 đoạn văn tóm tắt văn bản
- 1. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
- 22. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Đi lấy mật
- 21. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Thánh Gióng
- 20. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
- 19. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Thạch Sanh
- 18. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Cây khế
- 17. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- 16. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương
- 15. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
- 14. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Dòng sông đen
- 13. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xưởng sô-cô-la
- 12. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
- 11. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng
- 10. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Vua chích chòe
- 9. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Dọc đường xứ Nghệ
- 8. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Bạch tuộc
- 7. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Chất làm gỉ
- 6. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Nhật trình Sol 6
- 5. Viết đoạn văn tóm tắt truyện Cô bé quàng khăn đỏ
- 4. Viết đoạn văn tóm tắt truyện Tấm Cám
- 3. Viết đoạn văn tóm tắt truyện Cô bé bán diêm
- 2. Viết đoạn văn tóm tắt truyện Gió lạnh đầu mùa
-
Viết bài văn phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên lớp 7
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân đoạn:
- Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
+ Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
+ Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
+ Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết đoạn:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Đến với “Người thầy đầu tiên”, Ai-tơ-ma-tốp gửi gắm bài học giá trị. Nổi bật trong truyện là nhân vật cô bé An-tư-nai.
Hoàn cảnh sống của nhân vật An-tư-nai hiện ra qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen. An-tư-nai là một cô bé mồ côi, sống cùng chú thím. Họ đối xử với cô bé rất tàn nhẫn, thậm chí còn bán cô cho bọn nhà giàu. cô bé không chỉ sống trong sự thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình yêu thương.
Dù vậy, An-tư-nai vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Tác giả xây dựng nhân vật này chủ yếu qua lời nói, hành động để làm nổi bật lên tính cách. Trước tiên, An-tư-nai có một tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Khi chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm, cô bé tỏ ra căm ghét đến mức có hành động như “nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ”. Khi biết được những hành động của thầy Đuy-sen làm cho học trò như vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, An-tư-nai không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. Giữa trời đông buốt giá, cô bé cũng cùng với thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn.
An-tư-nai còn có một bản lĩnh, ý chí kiên cường. Dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tuổi thơ phải chịu nhiều bất hạnh nhưng cô bé vẫn có tinh thần lạc quan, nỗ lực cố gắng. Dưới sự dạy bảo, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, An-tư-nai nỗ lực học tập và đã trở thành một viện sĩ.
Nhân vật An-tư-nai hiện lên mang những phẩm chất đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
“Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm hay của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật An-tư-nai được khắc họa vô cùng chân thực.
Trong tác phẩm, nhà văn ít miêu tả An-tư-nai về ngoại hình mà chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động. Dù vậy, nhân vật này vẫn hiện lên khá rõ về đặc điểm tính cách, tâm hồn.
Trước tiên, hoàn cảnh sống của An-tư-nai hiện ra qua cuộc trò chuyện của nhân vật thầy Đuy-sen và bọn trẻ. An-tư-nai vốn mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ chú thím. Họ đối xử rất tệ, thậm chí còn từng bán cô bé cho bọn nhà giàu. Dù sống trong hoàn cảnh đó, An-tư-nai vẫn giữ được một tấm lòng lương thiện, tâm hồn trong sáng. Khi biết được thầy Đuy-sen vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, An-tư-nai không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. Vào mùa đông với cái rét cắt da cắt thịt tại Nga, thầy Đuy-sen tốt bụng đã cõng, rồi bế bọn An-tư-nai qua suối để học trò của mình không phải chịu cái lạnh thấu xương của dòng nước. Nhưng bọn nhà giàu đã trêu chọc, phi ngựa qua để nước bắn lên người thầy trò họ. Lúc đó, An-tư-nai rất tức giận, cô bé thương thầy giáo của mình và chỉ muốn hét vào mặt bọn người giàu rằng: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”. Khi thầy thầy Đuy-sen lội suối để đắp đất, đá cho học trò đi qua, An-tư-nai dù còn nhỏ đã không ngần ngại xuống giúp đỡ thầy, sau này khi nhớ lại ngày hôm đó, cô đã cảm thán: “Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi”.
An-tư-nai là một cô bé sống tình cảm. Cô yêu mến và kính trọng thầy Đuy-sen như người thân. An-tư-nai đã bộc lộ rằng: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”. Mong muốn thật nhỏ bé nhưng lại chứa đựng tình yêu thương sâu sắc cũng như khao khát có được tình cảm gia đình của cô bé.
An-tư-nai còn rất kiên cường, nghị lực. Nhờ có thầy Đuy-sen, An-tư-nai có cơ hội được lên thành phố học. Không phụ sự kì vọng của thầy, cô bé đã nỗ lực học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Và khi đã thành công, An-tư-nai cũng không quên công ơn của người thầy đầu tiên. Bà đ ã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà để truyền cảm hứng đến mọi người. Tác giả sử dụng ngôi kể linh hoạt, cách miêu tả chân thực để khắc họa hình ảnh An-tư-nai hiện lên vô cùng sinh động.
Cùng với thầy Đuy-sen thì An-tư-nai cũng là một nhân vật nổi bật trong tác phẩm Người thầy đầu tiên. Qua nhân vật này, Ai-tơ-ma-tốp cũng gửi gắm đến người đọc bài học giá trị.
Câu 4
Đọc đoạn trích “Người thầy đầu tiên”, ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình, tính cách An-tư-nai. Song, qua những hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật, ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất ở cô bé. Trước hết, An-tư-nai là người có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm bằng mấy lời lẽ, hành động xấu xí, cô bé căm ghét đến mức muốn "nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ". Khi biết thầy phải vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, cô bé không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. An-tư-nai cũng luôn quan tâm, giúp đỡ tới mọi người xung quanh. Giữa trời đông buốt giá, cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn. Có thể thấy, An-tư-nai luôn sáng ngời vẻ đẹp thanh thuần, tươi đẹp như "dòng suối nhỏ của thầy".
Cuộc đời, con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường, mạnh mẽ vượt lên số phận bản thân. Mặc dù mồ côi cha mẹ, phải sống cùng chú thím nhưng cô bé ấy vẫn chứa chan tinh thần lạc quan, nghị lực. Dưới sự dạy bảo, quan tâm, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, cô bé không ngừng cố gắng học hành, tích lũy tri thức và sau này trở thành một viện sĩ.
Theo dòng chảy thời gian, tác phẩm "Người thầy đầu tiên" sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn, giàu ý nghĩa. Qua đoạn trích, nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai.
Câu 5
Ai đó đã từng nói: “Dạy học là nghề tạo ra tất cả các nghề khác”. Từ xưa đến nay, nghề giáo đã trở thành là một nghề không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Chính vì vậy, thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho mọi người, được yêu quý và tôn trọng. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về thầy cô, như một lời tri ân tới những người đa gieo trồng tri thức cho cuộc đời. Trong số đó, có một tác phẩm rất nổi tiếng, được nhiều người trên thế giới biết tới, đó chính là Truyện Người thầy đầu tiên của tác giả Ai-ma-tốp, một tác giả nổi tiếng của Liên Xô (nay là Nga). Tác phẩm được sáng tác năm 1962, theo thể loại truyện vừa. Nhân vật trong truyện để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc ngoài thầy Đuy-sen, có lẽ chính là An-tư-nai, một cô học trò có tinh thần hiếu học, mạnh mẽ, thiện lương và giàu tình cảm của thầy Đuy-sen.
An-tư-nai lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn. Cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất bé và sống với chú thím. Cô bé bị chú thím đối xử rất tệ bạc, thậm chí còn từng bị bán đi. Sống trong hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng An-tư-nai vẫn luôn giữ những phẩm chất tốt đẹp, không hề bị số phận làm cho thay đổi. An-tư-nai vô cùng thiện lương và giàu tình cảm với mọi người xung quanh. Khi bọn trẻ nghèo trong làng, trong đó có An-tư-nai được thầy Đuy-sen mở lớp dạy học, cô bé đã để lại ki-giắc của mình để sưởi ấm cho thầy Đuy-sen và các bạn, để thầy khỏi phải đi nhiều kiếm củi vất vả trong thời tiết buốt giá. Mùa đông với cái rét cắt da cắt thịt tại Nga, thầy Đuy-sen tốt bụng đã cõng, rồi bế bọn An-tư-nai qua suối để học trò của mình không phải chịu cái lạnh thấu xương của dòng nước, thì bị bọn nhà giàu trên núi lúc ấy đi qua trêu chọc, phi ngựa qua để nước bắn lên người thầy trò họ. An-tư-nai rất tức giận, thương thầy Đuy-sen, lúc đó cô chỉ muốn bắt lấy bọn người đó mà nói rằng: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”. Không những vậy, thấy thầy Đuy-sen lội suối để đắp đất, đá cho học trò đi qua, An-tư-nai bé nhỏ đã không ngần ngại xuống giúp đỡ thầy, dù sau này mường tượng lại ngày hôm đó cô đã nói “Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi”. Hành động của An-tư-nai đẹp như chính con người cô bé vậy, đó là vẻ đẹp của tâm hồn lương thiện. An-tư-nai còn rất giàu tình cảm, cô bé thương thầy Đuy-sen và quý mến thầy như người thân ruột thịt duy nhất của mình, chứ không phải là chú thím độc ác. Cô bé còn có ước mơ thật đáng yêu của một đứa trẻ trong sáng: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!". Tuy không có bất kì một dòng nào miêu tả ngoại hình hay miêu tả trực tiếp tính cách của An-tư-nai nhưng bằng ngòi bút tài năng của mình, qua những chi tiết tinh tế, tác giả An-ma-tốp đã thành công mang tới một cô bé vô cùng xinh đẹp từ trong tâm hồn, với sự lương thiện, trong sáng và một trái tim giàu tình cảm.
An-tư-nai luôn mạnh mẽ và kiên cường dù có một cuộc sống bất hạnh từ khi còn nhỏ. Cô bé không hề sợ hãi cực nhọc hay khó khăn, cô bé có thể một mình đến tận khe núi ven làng để nhặt ki-giắc và sẽ mang về nhiều bao to hơn cả người mình. An-tư-nai cố gắng kiên cường tồn tại như một cây xương rồng nhỏ bé nhưng tràn ngập nghị lực sống, cho đến khi gặp thầy Đuy-sen, thầy đã soi sáng cho cuộc đời cô bé, cho cô bé ước mơ và một tương lai tươi sáng hơn. Khi được thầy Đuy-sen dạy học, An-tư-nai mới bộc lộ được tư chất thông minh và sự hiếu học của mình. Cô bé chăm chỉ đến lớp học mỗi ngày, không quản trời rét mướt và điều kiện học tập thiếu thốn nơi nhà kho. Nhận thấy tư chất đặc biệt và sự hiếu học của An-tư-nai, thầy Đuy-sen đã cố gắng giúp đỡ để cô có thể lên thành phố tiếp tục việc học, thoát khỏi cái nghèo khổ nơi làng quê lạc hậu. Không phụ sự kỳ vọng dạy dỗ của thầy, An-tư-nai sau này đã trở thành một Viện sĩ nổi tiếng tại Mascova, thủ đô Liên Xô. Sự kiên cường vượt lên trên số phận và ham học của An-tư-nai thật đáng ngưỡng mộ, khiến cho người đọc càng thêm yêu quý cô bé, một con người nhỏ bé với biết bao phẩm chất đáng quý.
Với cách miêu tả chân thật, gần gũi và sử dụng kết hợp nhiều ngôi kể, nhà văn Ai-ma-tốp đã khắc hoạ thành công nhân vật An-tư-nai. Cô bé có trái tim vô cùng trong sáng, thiện lương, giàu tình cảm. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nhưng An-tư-nai luôn kiên cường, không chịu khuất phục số phận, không chỉ vậy, tinh thần hiếu học của cô bé cũng rất đáng để chúng ta khâm phục. Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” vẫn giữ nguyên được giá trị nhân văn của mình cho tới ngày nay chính là nhờ vào việc tạo nên những nhân vật để lại dấu ấn trong lòng người đọc, đặc biệt là nhân vật An-tư-nai.
Câu 6
Hình ảnh cô học trò nhỏ An-tư-nai trong tiểu thuyết “Người thầy đầu tiên” là một hình ảnh xúc động về một cô gái nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt. Nhân vật đã được nhà văn Ai-ma-tốp xây dựng bằng tất cả sự yêu thương và trân trọng.
Cô bé xuất thân nghèo khó, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình nhưng có tâm hồn trong sáng, giàu nghị lực sống, tấm lòng nhân hậu và lương thiện. Trong tác phẩm này nhà văn đã giới thiệu An-tư-nai là một cô bé rất bất hạnh, em mồ côi từ nhỏ, ở với chú thím, chú thím cay nghiệt, thường xuyên đánh đập em, ngăn cản không cho An-tư-nai đến trường học.
Dẫu xuất thân nghèo khó, thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc nhưng An-tư-nai vẫn là một cô bé rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện và luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Khi đến trường thấy thầy giáo mới đang loay hoay sửa lại nhà kho cũ thành lớp học, cô bé đã thật tinh tế mà trút lại kigiac ở trường. Thế rồi An-tư-nai còn vui vẻ dẫn các em nhỏ cùng đến trường học, ở lại dòng suối cùng đắp đất, bắc cầu cho hs qua suối được an toàn. Hành động của An-tư-nai chứng tỏ cô bé rất hiểu chuyện, rất tinh tế, cô hiểu được công việc thầm lặng nhưng rất ý nghĩa của thầy Đuy-sen nên đã tự nguyện hỗ trợ thầy, cùng thầy thực hiện công việc cao cả, ý nghĩa là mang chữ đến cho học sinh vùng cao.
Không những vậy An-tư-nai còn luôn biết ơn, trân trọng những tình cảm tốt đẹp của thầy Đuy-sen dành cho mình và học trò nghèo miền núi. Cô căm giận bọn nhà giàu đã sỉ nhục, nhạo báng thầy của mình, trong cô nhen nhóm niềm ao ước “ước gì thầy là anh ruột của tôi; chúng tôi tự nguyện đến trường, không có ai xua đuổi chúng tôi phải đến trường cả… Những hành động quan tâm, chăm sóc ân cần của thầy Đuy-sen dường như đã giúp sưởi ấm trái tim bé nhỏ của cô gái vốn thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của gia đình từ nhỏ. Tình cảm yêu mến, kính trọng thầy Đuy-sen cứ lớn dần, lớn dần và rồi An-tư-nai đã dành trọn cho thầy những tình cảm tốt đẹp, sự trân trọng, biết ơn, sự gắn bó như ruột thịt. Thầy Đuy-sen với cô bé vừa là người thầy - vừa là người anh, vừa là nguồn động lực về tinh thần để An-tư-nai nỗ lực, vươn lên trong học tập.
Sau này rời xa quê hương, trở thành một viện sĩ nổi tiếng nhưng chưa lúc nào An-tư-nai quên đi người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai luôn trăn trở, đau đáu nỗi niềm được gặp lại thầy, được viết câu chuyện về người thầy của mình để mọi thế hệ học trò được biết. Điều đó đã thôi thúc An-tư-nai phải nhờ người họa sĩ đồng hương vẽ lại chân dung về thầy Đuy-sen. Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này."
Xây dựng nhân vật An-tư-nai tác giả Ai-ma-tốp đã soi chiếu từ nhiều điểm nhìn và nhiều góc độ. Nhân vật được khắc họa qua nhiều điểm nhìn của người kể chuyện xưng là họa sĩ và "tôi" - An-tư-nai, nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật An-tư-nai. Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình "An-tư-nai, cái tên hay quá". Vì nhờ có nhiều điểm nhìn khác nhau nên An-tư-nai hiện lên sinh động hơn, đậm nét hơn.
Bên cạnh đó nhân vật An-tư-nai còn được khắc họa qua hành động, lời nói, đặc biệt là những dòng tâm trạng, suy nghĩ, độc thoại nội tâm như “ôi ước gì thầy là anh trai tôi, tôi ước gì thầy là anh trai của mình”, từ đó nhân vật được khắc họa rõ nét, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cốt truyện được kể theo lối truyện lồng trong truyện, có những dòng hồi ức của nhân vật lại giống với độc thoại nội tâm vì thế truyện kể có chiều sâu hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc. Người đọc có cảm giác như đang sống với miền ký ức của nhân vật An-tư-nai, câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật nên chân thật hơn, lôi cuốn hơn.
Xây dựng nhân vật An-tư-nai nhà văn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai. Cô bé là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và tự vươn lên trong cuộc sống đầy rẫy những bất công. Thông qua những tình cảm cao đẹp cùng sự biết ơn sâu sắc của An-tư-nai gửi đến người thầy của mình tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp của tình thầy trò, lan tỏa thông điệp “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp vốn có và cần có dù ở bất kỳ quốc gia nào.
Bên cạnh thầy Đuy-sen, An-tư-nai là một nhân vật quan trọng, góp phần thể hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Cô bé với vẻ đẹp nhân hậu, trong sáng cùng những tình cảm tốt đẹp dành cho người thầy của mình để lại cho người đọc những ấn tượng khó phai mờ.
Câu 7
Bằng lối viết cô đọng, hàm súc, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại rất nhiều tác phẩm giàu ý nghĩa, giá trị nhân văn. Đặc biệt, truyện vừa "Người thầy đầu tiên" của ông trở thành cuốn sách quen thuộc với vô vàn độc giả trên khắp thế giới. Tác phẩm đã xây dựng và khắc họa chân thực hình ảnh cô bé An-tư-nai kiên cường, giàu tình yêu thương.
An-tư-nai không có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như bao bạn bè khác. Cô bé mồ côi cha mẹ từ sớm, phải ở cùng chú thím. Mặc dù thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc từ mẹ cha nhưng An-tư-nai vẫn nuôi dưỡng, chất chứa tâm hồn trong sáng cùng tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Cô bé sẵn sàng trút lại ki-giắc ở trường để thầy Đuy-sen khỏi vất vả kiếm củi. Hành động nhỏ bé của cô bé như ngọn lửa sưởi ấm cho mùa đông buốt giá. Khi thấy thầy bị lăng mạ, xúc phạm bởi những lời lẽ, hành động của bọn nhà giàu trên núi, An-tư-nai cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Chứng kiến thầy Đuy-sen vất vả xếp đá ở giữa dòng suối, cô bé không ngại buốt lạnh mà nhanh nhẹn giúp đỡ. Từng hành động tuy nhỏ bé nhưng đã tô đậm sự lương thiện, nhân ái của An-tư-nai - cô bé có cái tên thật đẹp như thầy Đuy-sen nhận xét "An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?".
An-tư-nai còn là người học trò trọng tình nghĩa. Cô bé cảm thấy xúc động trước hành động ấm áp hay những ý nghĩ tốt đẹp từ thầy Đuy-sen. Cô bé và mọi học sinh luôn ngưỡng mộ, yêu quý người thầy đầu tiên. Sau này, khi trở thành bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va, An-tư-nai vẫn ghi nhớ công ơn dạy bảo to lớn của thầy Đuy-sen. Bởi vậy, An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ tìm cách lan tỏa câu chuyện về thầy để "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.".
Sống trong hoàn cảnh mồ côi, An-tư-nai chưa từng nghĩ tới việc gục ngã, buông bỏ. Cô bé không muốn người đời nhìn mình bằng ánh mắt thương hại. An-tư-nai vẫn mạnh mẽ vươn lên như những cây xương rồng giữa hoang mạc khô cằn. Mỗi lần đi nhặt ki-giắc, cô bé phải tới tận chân núi ở mé làng, lúc ra về thì mang theo những cái bao to hơn cả người. Ấy vậy, An-tư-nai không hề ngại khổ. Nhờ sự yêu thương, giúp đỡ của thầy, An-tư-nai đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ học hành và trở thành một viện sĩ. Sự kiên cường, quyết tâm vượt lên số phận bản thân đã khẳng định vẻ đẹp con người An-tư-nai.
Từ việc sử dụng nhiều ngôi kể là người họa sĩ và nhân vật xưng "tôi" - An-tư-nai, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã thể hiện một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tấm lòng thương yêu, trân trọng tới số phận bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.