- Trang chủ
- Lớp 10
- Ngữ văn Lớp 10
- Văn mẫu Lớp 10 Cánh diều
- Nghị luận văn học Cánh diều
- Bài 1: Thần thoại và sử thi
-
Nghị luận văn học
-
Bài 1: Thần thoại và sử thi
- 1. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
- 2. Chiến thắng Mtao Mxây
- 3. Thần Trụ Trời Cánh Diều
- 4. Ra-ma buộc tội
- 5. Thực hành tiếng việt trang 32
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- 8. Tự đánh giá trang 40
- 1. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
- 2. Chiến thắng Mtao Mxây
- 3. Thần Trụ Trời
- 4. Ra-ma buộc tội
- 5. Thực hành tiếng việt trang 32
- 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- 8. Tự đánh giá trang 40
- 1. Phân tích Hê – ra – clet đi tìm táo vàng
- 2. Phân tích hình tượng nhân vật Hê – ra – clet
- 3. Phân tích chiến thắng Mtao Mxây
- 4. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn
- 5. Thái độ của tác giả sử thi đối với chiến lược trong Chiến thắng Mtao Mxây
- 6. Giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại
- 7. Phân tích truyện Thần trụ trời
- 8. Phân tích Ra – ma buộc tội
- 9. Phân tích nhân vật Ra- ma
- 10. Phân tích nhân vật Xi- ta
-
Bài 2: Thơ Đường luật
- 1. Cảm xúc mùa thu
- 2. Tự tình (Bài 2)
- 3. Thu điếu
- 4. Thực hành tiếng việt trang 51
- 5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề
- 7. Tự đánh giá trang 59
- 1. Cảm xúc mùa thu
- 2. Tự tình (II)
- 3. Thu điếu
- 4. Thực hành tiếng việt trang 51
- 5. Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề
- 7. Tự đánh giá trang 59
- 1. Hiểu biết về nhà thơ Đỗ Phủ
- 2. Dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Thu hứng
- 3. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ nào trong bài thơ Thu hứng cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu
- 4. Phân tích bài thơ Thu hứng
- 5. Cảm nhận về bài thơ Thu hứng
- 6. Phân tích bài thơ Tự tình II
- 7. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II
- 8. Phân tích bài thơ Thu điếu
- 9. Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu
-
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Mắc mưu Thị Hến
- 3. Thị Mầu lên chùa
- 4. Thực hành tiếng việt trang 80
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- 7. Tự đánh giá trang 87
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Mắc mưu Thị Hến
- 3. Thị Mầu lên chùa
- 4. Thực hành tiếng việt trang 80
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- 7. Tự đánh giá trang 87
- 1. Phân tích văn bản Xúy Vân giả dại
- 2. Phân tích nhân vật Xúy Vân
- 3. Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân
- 4. Phân tích nhân vật Thị Hến
- 5. Phân tích văn bản Thị Mầu lên chùa
-
Bài 7:Thơ tự do
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 1. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
- 2. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chí Phèo
- 3. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lão Hạc
- 4. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- 5. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 6. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn
- 7. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Bước đường cùng
- 8. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Đất rừng phương Nam
- 9. Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lều Chõng
- 10. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đời thừa
- 11. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Giăng sáng
- 12. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đôi mắt
- 13. Viết bài văn Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Số đỏ
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 1. Viết bài văn phân tích bài thơ Nói với con
- 2. Viết bài văn phân tích bài thơ Đợi mẹ
- 3. Viết bài văn phân tích bài thơ Đồng chí
- 4. Viết bài văn phân tích bài thơ Lá đỏ
- 5. Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới
- 6. Viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ đồng
- 7. Viết bài văn phân tích bài thơ Mẹ Tơm
- 8. Viết bài văn phân tích bài thơ Nằm trong tiếng nói yêu thương
- 9. Viết bài văn phân tích bài thơ Thu vịnh
- 10. Viết bài văn phân tích bài thơ Xuân về
-
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 1. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- 2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn
- 3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc
- 4. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi trễ
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà
- 6. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khác giới
- 7. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người tàn tật
- 8. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn
- 9. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- 10. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm nhuộm tóc là hư hỏng
-
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 1. Viết bài báo cáo nghiên cứu về việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo
- 2. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Ê - đê
- 3. Viết báo cáo nghiên cứu về Thơ Đường luật
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Đăm Săn
- 5. Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi anh hùng
- 6. Viết báo cáo nghiên cứu về nhân vật Thánh Gióng
- 7. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam
-
-
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 1. Viết bài văn Nghị luận về văn hóa hội nhập
- 2. Viết bài văn Nghị luận về bạo lực học đường
- 3. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng nghiện game
- 4. Viết bài văn Nghị luận về chiến tranh
- 5. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi
- 6. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông
- 7. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng bán hàng rong
- 8. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử
- 9. Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội
- 10. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số
- 11. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Tác hại của chất độc màu da cam
- 12. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Tranh chấp biển Đông
- 13. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Biển đảo Việt Nam
- 14. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Thần tượng trong giới trẻ
- 15. Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Vượt khó vươn lên trong học tập
- 16. Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm
-
-
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 1. Viết văn bản nội quy thư viện
- 2. Viết văn bản nội quy lớp học
- 3. Viết văn bản nội quy câu lạc bộ Guitar
- 4. Viết văn bản nội quy Câu lạc bộ máu
- 5. Viết văn bản nội quy trong công viên
- 6. Viết văn bản hướng dẫn những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội chùa Hương
- 7. Viết văn bản những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Dâu ở Bắc Ninh
-
-
Viết bài luận về bản thân
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Hướng dẫn chung
- 1. Hướng dẫn cách làm bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 1. Cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- 1. Cách làm bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 1. Hướng dẫn cách làm báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 1. Hướng dẫn cách làm văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 1. Hướng dẫn cách viết văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 2. Cách mở bài cho văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 3. Cách kết bài cho văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- 1. Hướng dẫn cách viết bài luận về bản thân
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho bài luận về bản thân
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho bài luận về bản thân
- 1. Hướng dẫn cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 2. Tổng hợp các cách mở bài cho văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 3. Tổng hợp các cách kết bài cho văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
-
Tổng hợp 50 bài văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- 1. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
- 2. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Vũ Như Tô
- 3. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Romeo và Juliet
- 4. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Trưởng giả học làm sang
- 5. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Tôi và chúng ta
- 6. Viết bài văn nghị luận về vở kịch Đổi tên cho xã
- 7. Viết bài văn nghị luận về vở Chèo Thị Mầu lên chùa
-
Viết bài văn phân tích truyện Thần trụ trời - CD
Mẫu 1
Lời giải chi tiết:
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.
Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.
"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.
Mẫu 2
Lời giải chi tiết:
"Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình"
Thần trụ trời là một cây truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất...
Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi thần trụ trời xuất hiện là "vươn vai, đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống...". Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có Ông Bàn Cổ cũng có hành động như vậy, nhưng thay vì xây cột chống trời như Thần Trụ Trời, ông Bàn Cổ đã đạp quả trứng tách làm đôi chia nửa trên là trời, nửa dưới là đất.
Chúng ta có thể thấy, từ cái ban đầu vốn có ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng sáng tạo đóng góp cho nền văn học đa dạng hơn. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.
Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi...cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.
Mẫu 3
Lời giải chi tiết:
Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi...
Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể...Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.
Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác đinh, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.
Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được "Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia". Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.
Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo lên những kì tích tuyệt vời.
Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.
Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hất dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.