- Trang chủ
- Lớp 10
- Ngữ văn Lớp 10
- Văn mẫu Lớp 10 Kết nối tri thức
- Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách Kết nối tri thức
- Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
-
Tổng hợp các bài văn mẫu trong sách
-
Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
- 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- 2. Tản Viên từ phán sự lục
- 3. Chữ người tử tù
- 4. Thực hành tiếng việt trang 28
- 5. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 6. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- 7. Củng cố mở rộng trang 37
- 8. Thực hành đọc Tê - dê
- 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- 2. Tản Viên từ phán sự lục
- 3. Chữ người tử tù
- 4. Thực hành tiếng việt trang 28
- 5. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- 6. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- 7. Củng cố mở rộng trang 37
- 8. Thực hành đọc Tê - dê
- 1. Phân tích truyện Thần trụ trời
- 2. Phân tích truyện Thần Sét
- 3. Nội dung cơ bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- 4. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- 5. Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì mạn lục
- 6. Phân tích văn bản Chữ người tử tù
- 7. Phân tích cảnh cho chữ
- 8. Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
- 9. Cảm nhận về nhân vật quản ngục
- 10. Tình huống đặc sắc trong Chữ người tử tù
- 11. Khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao
- 12. Phân tích nhân vật viên quản ngục
- 13. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật viên quản ngục
-
Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
- 1. Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- 2. Thu hứng
- 3. Mùa xuân chín
- 4. Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- 5. Thực hành tiếng việt trang 58
- 6. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
- 7. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- 8. Củng cố mở rộng trang 70
- 9. Thực hành đọc Cánh đồng
- 1. Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- 2. Thu hứng
- 3. Mùa xuân chín
- 4. Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- 5. Thực hành tiếng việt trang 58
- 6. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
- 7. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- 8. Củng cố mở rộng trang 70
- 9. Thực hành đọc Cánh đồng
- 1. Cảm nhận về Chùm thơ Hai - cư Nhật Bản
- 2. Trên cành khô Con quạ đậu Chiều thu. (Ba – sô)
- 3. Hiểu biết về nhà thơ Đỗ Phủ
- 4. Dàn ý nêu cảm nghĩ về bài thơ Thu hứng
- 5. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ nào trong bài thơ Thu hứng cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu
- 6. Phân tích bài thơ Thu hứng
- 7. Phân tích bức tranh mùa thu
- 8. Cảm nhận về bài thơ Thu hứng
- 9. Phân tích bài Mùa xuân chín
- 10. Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân chín
- 11. Cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
- 12. Cảm nhận về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”
-
Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
- 1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Yêu và đồng cảm
- 3. Chữ bầu lên nhà thơ
- 4. Thực hành tiếng việt trang 86
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố, mở rộng trang 94
- 8. Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
- 1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Yêu và đồng cảm
- 3. Chữ bầu lên nhà thơ
- 4. Thực hành tiếng việt trang 86
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- 6. Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 94
- 8. Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
- 1. Phân tích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- 3. Lập dàn ý phân tích bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- 4. Phân tích Chữ bầu lên nhà thơ
- 5. Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
- 6. Nhận xét về ý kiến "Chữ bầu lên nhà thơ" qua bài thơ Tây Tiến và Tự tình II
-
Bài 4: Sức sống của sử thi
- 1. Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- 2. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
- 3. Thực hành tiếng việt trang 112
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 5. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Củng cố mở rộng trang 121
- 7. Thực hành đọc Ra- ma buộc tội
- 1. Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- 2. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
- 3. Thực hành tiếng việt trang 112
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- 5. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- 6. Củng cố mở rộng trang 121
- 7. Thực hành đọc Ra- ma buộc tội
- 1. Tóm tắt sử thi I – li – át và đoạn trích Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác
- 2. Phân tích văn bản Héc - to từ biệt Ăng - đrô - mác
- 3. Phân tích nhân vật Héc - to
- 4. Phân tích hình tượng nhân vật Ăng - đrô - mác
- 5. Giới thiệu một vài nét về sử thi Đăm Săn
- 6. Phân tích Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời
- 7. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn
-
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Huyện đường
- 3. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu
- 5. Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
- 6. Củng cố mở rộng trang 151
- 7. Thực hành đọc Hồn thiêng đưa đường
- 1. Xúy Vân giả dại
- 2. Huyện đường
- 3. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- 4. Viết báo cáo nghiên cứu
- 5. Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
- 6. Củng cố mở rộng trang 151
- 7. Thực hành đọc Hồn thiêng đưa đường
- 1. Phân tích văn bản Xúy Vân giả dại
- 2. Phân tích nhân vật Xúy Vân
- 3. Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân
- 4. Phân tích văn bản Huyện đường
- 5. Múa rối nước- món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam
- 6. Phân tích nhân vật tri huyện
-
Bài 6: Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này"
- 1. Tác gia Nguyễn Trãi
- 2. Bình Ngô đại cáo
- 3. Bảo kính cảnh giới
- 4. Dục Thúy sơn
- 5. Thực hành tiếng việt trang 26
- 6. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
- 8. Củng cố mở rộng trang 33
- 9. Thực hành đọc Ngôn chí bài 3
- 10. Thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu
- 1. Tác gia Nguyễn Trãi
- 2. Bình Ngô đại cáo
- 3. Bảo kính cảnh giới
- 4. Dục Thúy sơn
- 5. Thực hành tiếng việt trang 26
- 6. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- 7. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
- 8. Củng cố mở rộng trang 33
- 9. Thực hành đọc Ngôn chí bài 3
- 10. Thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu
- 1. Phân tích Đại cáo bình Ngô
- 2. Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo
- 3. Phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo
- 4. Phân tích đoạn 3 Bình ngô đại cáo
- 5. Phân tích đoạn 4 Bình ngô đại cáo
- 6. Phân tích đoạn 5 Bình ngô đại cáo
- 7. Phân tích Bảo kính cảnh giới
- 8. Phân tích Dục Thúy Sơn
-
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
- 1. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Dưới bóng hoàng lan
- 3. Một chuyện đùa nho nhỏ
- 4. Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
- 5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- 6. Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 68
- 8. Thực hành đọc Con khướu xổ lồng
- 1. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Dưới bóng hoàng lan
- 3. Một chuyện đùa nho nhỏ
- 4. Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
- 5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- 6. Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- 7. Củng cố mở rộng trang 68
- 8. Thực hành đọc Con khướu sổ lồng
- 1. Phân tích người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Phân tích nhân vật Giăng Van – giăng
- 3. Cảm nhận về nhân vật Gia – ve
- 4. Phân tích nhân vật Phăng – tin
- 5. Phân tích Dưới bóng hoàng lan
- 6. Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan
- 7. Phân tích văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
-
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
-
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
-
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
-
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Viết bài văn phân tích truyện Thần trụ trời
Mẫu 1
Lời giải chi tiết:
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.
Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.
"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.
Mẫu 2
Lời giải chi tiết:
"Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình"
Thần trụ trời là một cây truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất...
Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi thần trụ trời xuất hiện là "vươn vai, đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống...". Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có Ông Bàn Cổ cũng có hành động như vậy, nhưng thay vì xây cột chống trời như Thần Trụ Trời, ông Bàn Cổ đã đạp quả trứng tách làm đôi chia nửa trên là trời, nửa dưới là đất.
Chúng ta có thể thấy, từ cái ban đầu vốn có ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng sáng tạo đóng góp cho nền văn học đa dạng hơn. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.
Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi...cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.
Mẫu 3
Lời giải chi tiết:
Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi...
Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể...Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.
Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác đinh, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.
Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được "Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia". Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.
Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo lên những kì tích tuyệt vời.
Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.
Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hất dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.