- Trang chủ
- Lớp 8
- Ngữ văn Lớp 8
- Văn mẫu Lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Viết đoạn văn Chân trời sáng tạo
- Bài 3. Sự sống thiêng liêng
-
Viết đoạn văn
-
Bài 6. Tình yêu tổ quốc
- 1. Nam quốc sơn hà
- 2. Qua Đèo Ngang
- 3. Lòng yêu nước của nhân dân ta
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 6
- 5. Chạy giặc
- 6. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
- 7. Nghe và tóm tất nội dung thuyết trình của người khác
- 8. Ôn tập bài 6
- 1. Nam quốc sơn hà
- 2. Qua Đèo Ngang
- 3. Lòng yêu nước của nhân dân ta
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 6
- 5. Chạy giặc
- 6. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
- 7. Nghe và tóm tất nội dung thuyết trình của người khác
- 8. Ôn tập bài 6
- 1. Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
- 2. Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà
- 3. Cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
- 4. Nêu cảm nghĩ về lòng yêu nước trong bài Sông núi nước Nam
- 5. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Sông núi nước Nam"
- 6. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài tác phẩm Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam)
- 7. Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
- 8. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang
- 9. Tế Hanh từng nhận xét: “Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới”. Hãy phân tích nhận xét của Tế Hanh.
- 10. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan
- 11. Nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”
- 12. Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Qua Đèo Ngang”
- 13. Nêu cảm nhận của em về cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”
- 14. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài tác phẩm Qua Đèo Ngang
- 15. Vẻ đẹp của lòng yêu nước trong văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
- 16. Trong bài: “Lòng yêu nước của nhân dân ta ” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên
- 17. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ
- 18. Viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất
- 19. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
- 20. Phân tích bài thơ Chạy giặc
- 21. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chạy giặc
-
Bài 7. Yêu thương và hi vọng
- 1. Bồng chanh đỏ
- 2. Bố của Xi-mông
- 3. Đảo Sơn Ca
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 7
- 5. Cây sồi mùa đông
- 6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- 7. Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
- 8. Ôn tập bài 7
- 1. Bồng chanh đỏ
- 2. Bố của Xi-mông
- 3. Đảo Sơn Ca
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 7
- 5. Cây sồi mùa đông
- 6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- 7. Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
- 8. Ôn tập bài 7
- 1. Phân tích văn bản Bồng chanh đỏ
- 2. Hãy nêu lên cảm nghĩ về nhân vật Xi-mông
- 3. Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Phi-líp
- 4. Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
- 5. Phân tích nhân vật Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
- 6. Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Xi-mông, kể lại câu chuyện Bố của Xi-mông
- 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông
- 8. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bố của Xi-mông
- 9. Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca
- 10. Phân tích bài Cây sồi mùa đông
-
Bài 8. Cánh cửa mở ra thế giới
- 1. Chuyến du hành về tuổi thơ
- 2. "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
- 3. Tình yêu sách
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 8
- 5. "Tốt-tô-chan bên cửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
- 6. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
- 7. Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách
- 8. Ôn tập bài 8
- 1. Chuyến du hành về tuổi thơ
- 2. "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
- 3. Tình yêu sách
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 8
- 5. "Tốt-tô-chan bên cửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
- 6. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
- 7. Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách
- 8. Ôn tập bài 8
- 1. Tốt-tô-chan và câu chuyện về một nền giáo dục trong mơ
-
Bài 9. Âm vang của lịch sử
- 1. Hoàng Lê Nhất thống chí
- 2. Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- 3. Đại Nam quốc sử diễn ca
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 9
- 5. Bến nhà Rồng năm ấy
- 6. Viết bài văn kể lại một chuyến đi
- 7. Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
- 8. Ôn tập bài 9
- 1. Hoàng Lê Nhất thống chí
- 2. Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- 3. Đại Nam quốc sử diễn ca
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 9
- 5. Bến nhà Rồng năm ấy
- 6. Viết bài văn kể lại một chuyến đi
- 7. Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
- 8. Ôn tập bài 9
- 1. Cảm nhận về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”
- 2. Nêu cảm nghĩ về văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”
- 3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
- 4. Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
-
Bài 10. Cười mình, cười người
- 1. Bạn đến chơi nhà
- 2. Đề đền Sầm Nghi Đống
- 3. Hiểu rõ bản thân
- 4. Thực hành tiếng Việt bài 10
- 5. Tự trào I
- 6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- 7. Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- 8. Ôn tập bài 10
- 9. Ôn tập cuối học kì 2
- 1. Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
- 2. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà
- 3. Làm rõ giá trị biểu cảm của thủ pháp điệp ngữ trong văn bản “Sau phút chia li”
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bạn đến chơi nhà
- 5. Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
-
Bài 1. Những gương mặt thân yêu
- 1. Tìm hiểu tác giả Trương Nam Hương
- 2. Tìm hiểu văn bản Trong lời mẹ hát
- 3. Tìm hiểu chung văn bản Nhớ đồng
- 4. Phân tích văn bản Nhớ đồng
- 5. Tìm hiểu tác giả Trương Gia Hòa
- 6. Tìm hiểu văn bản Những chiếc lá thơm tho
- 7. Tìm hiểu tác giả Lý Hữu Lương
- 8. Tìm hiểu bài thơ Chái bếp
- 1. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
- 2. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
- 3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Nhớ đồng
- 4. Phân tích văn bản Những chiếc lá thơm tho
- 5. Phân tích văn bản Chái bếp
-
Bài 2. Những bí ẩn của thế giới tự nhiên
- 1. Tìm hiểu văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần
- 2. Tìm hiểu văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
- 3. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Bính
- 4. Tìm hiểu bài thơ Mưa xuân II
- 5. Tìm hiểu văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
- 1. Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên sóng thần
- 2. Phân tích tác phẩm Bạn đã biết gì về sóng thần
- 3. Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên sao băng
- 4. Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên sao băng
- 5. Phân tích bài thơ Mưa xuân II
- 6. Bạn có biết: Tại sao một số loài chim lại phải di cư?
-
Bài 3. Sự sống thiêng liêng
- 1. Tìm hiểu chung văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- 2. Phân tích văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- 3. Tìm hiểu tác giả Vũ Nho
- 4. Tìm hiểu văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
- 5. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trãi
- 6. Tìm hiểu chung văn bản Bài ca Côn Sơn
- 7. Phân tích văn bản Bài ca Côn Sơn
- 8. Luyệ̣n tập Từ Hán Việt
- 9. Tìm hiểu văn bản Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI
- 1. Nêu suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- 2. Nêu cảm nhận sau khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- 3. Bằng trí tưởng tượng, em hãy chuyển văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thành một văn bản tự sự
- 4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"
- 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vấn đề được đặt ra trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- 6. Nghị luận về lối sống đơn giản
- 7. Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ Sang thu
- 8. Tìm đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nghĩ
- 9. Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi
- 10. Phân tích nhân vật ta trong Bài ca Côn Sơn
- 11. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bài ca Côn Sơn
- 12. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"
- 13. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong "Bài ca Côn Sơn"
-
Bài 4. Sắc thái của tiếng cười
- 1. Phân tích văn bản Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
- 2. Phân tích văn bản Khoe của, Con rắn vuông
- 3. Tìm hiểu tác giả O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn
- 4. Phân tích văn bản Tiếng cười có lợi ích gì?
- 5. Tìm hiểu Nghĩa tường minh, Nghĩa hàm ẩn
- 6. Tìm hiểu văn bản Văn hay
- 1. Viết đoạn văn về sự lố bịch đáng chê của 2 nhân vật truyện Khoe của
- 2. Viết đoạn văn khái quát nội dung và nghệ thuật chính của truyện Khoe của
- 3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Khoe của
- 4. Nghị luận về nụ cười trong cuộc sống
- 5. Phân tích truyện Khoe của
-
Bài 5. Những tình huống khôi hài
- 1. Tìm hiểu tác giả Mô-li-e
- 2. Tìm hiểu chung văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- 3. Phân tích văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- 4. Tìm hiểu tác giả Vũ Đình Long
- 5. Tìm hiểu văn bản Cái chúc thư
- 6. Tìm hiểu tác giả A-zít Nê-xin
- 7. Phân tích văn bản Loại vi trùng quý hiếm
- 8. Tìm hiểu Trợ từ, Thán từ
- 9. Tìm hiểu tác giả Lưu Quang Vũ
- 10. Phân tích văn bản "Thuyền trưởng tàu viễn dương"
- 1. Hãy phân tích trích đoạn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- 2. Phân tích hồi II, lớp V văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- 3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- 4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
-
-
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng, thơ nói chung)
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) - Văn mẫu lớp 8
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tự do
-
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
-
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
-
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
-
Viết bài giới thiệu một cuốn sách
Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ Sang thu
Bài mẫu 1
Mùa thu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Từ văn học trung đại, mùa thu đã đi vào những dòng thơ với cảm xúc nhẹ nhàng hay một nỗi buồn man mác. Đến với Hữu Thỉnh, cảm xúc về thu có những điều mới mẻ và khác lạ được tác giả thể hiện trong bài thơ Sang thu. Đây là bài thơ được ông sáng tác năm 1977 và rút ra từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Dòng đời chảy trôi, nhịp sống vẫn tuần hoàn theo hơi thở của đất trời, chỉ có con người trong vòng xoáy cuộc sống bận rộn mà đôi khi vô tình quên mất. Bởi vậy, Sang thu của Hữu Thỉnh đã đi từ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa nơi thôn xóm đến say mê trước những cảnh vật sang thu xa rộng, và trầm ngâm trước những biến đổi bên trong của thiên nhiên và con người. Đó là một mạch chảy rất tự nhiên của cảm xúc. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ với cách nói mộc mạc, gần gũi. Mùa thu ấy gần gũi biết bao với người dân đất Việt bởi nó không còn là những hình ảnh ước lệ, thay vào đó là những hình ảnh gần gũi nơi thôn quê khi chuyển mình từ hạ sang thu. Tác đã đã thổi hồn vào vạn vật để ta thấy đâu đấy những cảm xúc của con người được ẩn chứa trong từng kẽ lá, đám mây. Thông qua bài thơ, tác giả đã bộc lộ sâu kín tình yêu với thiên nhiên, cuộc đời, với sự thanh bình của quê hương, đất nước. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc về mùa thu dịu dàng và cả những tâm tình mà tác giả gửi gắm trong từng ý thơ.
Bài mẫu 2
Thơ Hữu Thỉnh thường có những liên tưởng độc đáo, thể hiện những suy tư giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống. Và bài thơ Sang thu cũng mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Hữu Thỉnh. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được cảm nhận qua nhiều giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Có thể thấy rằng, những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều được nêu ra. Thu sang, vạn vật cũng có nhiều thay đổi. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh gợi ra cách hiểu đám mây dường như đang phân vân, lưỡng lự vì nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở khổ thơ cuối cùng, dòng cảm xúc chuyển sang suy tư, triết lý. Các hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Qua đây, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp rằng con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Sang thu là một tác phẩm hay, giàu giá trị khiến tôi vô cùng yêu thích.
Bài mẫu 3
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã miêu tả tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì có chút vội vã vì đang trên hành trình bay về phương Nam tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Thu sang thực sự đã khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Một bài học nhân văn mà chúng ta có thể cảm nhận được. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng về thiên nhiên lúc giao mùa thật với những biến chuyển đầy nhẹ nhàng, tinh tế.